Số 278 ra ngày thứ Năm 31.10.2013  

Posted by Unknown











Gương sáng điển hình:
 
Trao đổi – Nghiên cứu - Phê bình:
 
Văn học nước ngoài:
 
Báo chí - Điểm tin, bài văn hóa văn nghệ:
 

 
K niệm 100 năm  thành lập Trường Vẽ Gia Định – trường Đại học M thuật TP.HCM:
 
Góc nhỏ Sài Gòn:
 
Thơ:
 
Đọc sách:
 
Sổ tay:
 
 
 
Tạp bút:
 
...................................................................................................................................................................
Các số TBVN đã phát hành:
 278 | 277
276275 | 274 | 273 | 272 | 271 | 270 |  269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 | 
257 | 256 | 255 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238 
...................................................................................................................................................................
EPAPER CÁC SỐ TBVN ĐÃ POST: 
278 | 277 | 
276 | 275 |  274 | 273 | 272 | 271 | 270 | 269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 | 
257 | 256 | 255 | 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238
...................................................................................................................................................................
THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN

Blog Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM trân trọng thông báo:
Do nhu cầu cần cập nhật blog nhanh và chính xác, Ban Quản Trị Blog Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM cần tuyển 2 bạn thanh niên (1 nam và 1 nữ) tuổi từ 18 trở lên, rành vi tính và blog để tham gia cập nhật thông tin và bài viết cho Blog của Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM (trường hợp chưa rành vi tính và blog sẽ được hướng dẫn cụ thể)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ anh Phan Hoài Đức, Trưởng Ban Quản Trị Blog Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM, Mobifone: 0903 657 056. Email: hoaiducphan@gmail.com.
...................................................................................................................................................................
Kính mời quý cộng tác viên tiếp tục gửi bài cộng tác, quý độc giả đón đọc và cổ động cho


Tuần báo được phát hành rộng rãi vào ngày thứ Năm hàng tuần trên toàn quốc. Giá 8.800 đ/ tờ. 
Quý v có thể liên hệ đặt mua báo tại bưu điện và các sạp báo trên toàn quốc 
hoặc tại Phòng Hành chính TBVN
Tòa soạn: 322 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, TP.HCM
ĐT: (08) 383 282 37 – (08) 383 282 38. Fax: 383 282 37
(Tiếp nhận bài viết, nhận xét, góp ý xây dựng) 
Cơ sở 1: 45 Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định, quận 1, Tp. HCM
ĐT: (08) 38200258 - 38200259
...................................................................................................................................................................

THI “Thiết kế sản phẩm lưu niệm đặc trưng của TP. Hồ Chí Minh”  

Posted by Unknown

PHƯƠNG THẢO - THU HUỆ
Nhằm tìm kiếm, giới thiệu những sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hiện có và các sản phẩm mới, đặc sắc, hấp dẫn, thể hiện được nét đặc trưng của thành phố, đáp ứng nhu cầu mua sắm các sản phẩm lưu niệm của khách du lịch trong và ngoài nước và phục vụ các hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa của thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh phát động cuộc thi Thiết kế sản phẩm lưu niệm đặc trưng của TP. Hồ Chí Minh ở các thể loại: lưu niệm, thủ công mỹ nghệ hoàn chỉnh đa dạng về chất liệu, màu sắc, ưu tiên các sản phẩm có chất liệu thân thiện với môi trường.
Đối tượng dự thi gồm các tổ chức, cá nhân có sản phẩm; có khả năng thiết kế, sản xuất ra mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đều có thể tham gia dự thi. Khuyến khích tổ chức và cá nhân có năng lực tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm đến thị trường mua sắm hàng lưu niệm du lịch.
Sản phẩm tham dự cuộc thi phải đảm bảo những tiêu chí như sau:
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch phải mang được ý nghĩa, nội dung khái quát giới thiệu, quảng bá hình ảnh TP. Hồ Chí Minh năng động đến với du khách trong nước và quốc tế mang những nét đặc trưng riêng, tập trung một số chủ đề: Các điểm đến: các điểm tham quan, các công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của thành phố, các chợ truyền thống; Đời sống văn hóa, sinh hoạt đời thường của thành phố xưa và nay; Công trình kiến trúc, di tích lịch sử, di sản văn hóa mang dấu ấn nghệ thuật xưa và nay của TP.HCM.
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch được sáng tạo bằng nhiều kiểu dáng, mẫu mã theo các yêu cầu: Có giá trị thẩm mỹ; bố cục cân đối, hài hòa; màu sắc, kiểu dáng ấn tượng và phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu mua sắm của khách du lịch; Kích cỡ sản phẩm vừa vặn, có thể gói gọn mang đi dễ dàng, phù hợp theo từng thể loại của sản phẩm dự thi; Chất liệu: đa dạng, bền chắc; khuyến khích sử dụng các loại gỗ vườn, đất nung, thủy tinh, giấy và các loại vật liệu thân thiện môi trường. Chất liệu dễ tìm, có nguồn cung cấp lâu dài, ổn định.
Mỗi tổ chức, cá nhân đều có thể gửi nhiều sản phẩm dự thi về Ban tổ chức.
Đối với các tác phẩm dự thi, tác giả có quyền đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp và tự chịu trách nhiệm về bản quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm dự thi, Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về những việc tranh chấp xảy ra có liên quan đến bản quyền của sản phẩm dự thi. Những sản phẩm vi phạm bản quyền sẽ không được xem xét trao giải hoặc bị thu hồi giải thưởng (trường hợp giải thưởng đã được công bố).
Các sản phẩm dự thi sẽ không được trả lại cho tác giả và Ban tổ chức, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được toàn quyền sử dụng sản phẩm dự thi trong công tác trưng bày, triển lãm với mục đích quảng bá, giới thiệu hình ảnh TP.HCM tại các triển lãm, hội chợ, các ấn phẩm in, đĩa ghi hình, trên website của ngành Du lịch Thành phố.
Giải thưởng sẽ gồm 2 loại giải thưởng chính và giải thưởng phụ, Ban tổ chức sẽ trao 5 giải mỗi loại giải thưởng chính và 4 giải cho giải thưởng phụ, đối với những sản phẩm không đoạt giải sẽ được BTC hỗ trợ (1.000.000 đồng/sản phẩm).

Thời gian tiếp nhận sản phẩm dự thi: dự kiến từ ngày 25-10-2013 đến hết ngày 10- 12-2013. Địa điểm tiếp nhận sản phẩm dự thi: Phòng Lữ hành - SVăn hóa, Thể thao và Du lịch, 140 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM

Thưởng thức vở nhạc kịch CÂY SÁO THẦN (Opera THE MAGIC FLUTE)  

Posted by Unknown

NGUYỄN MINH
(coloratura soprano), Derek Anthony (bass) và những nghệ sĩ được yêu mến của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM, như: Thanh Nga, Duy Linh, Cho Hae Ryong, Ngọc Tuyền, Thu Hường...
Một số nghệ sĩ đến từ Tronheim Solitene, Forsvarets musikk (Na Uy) sẽ tham gia trong dàn nhạc giao hưởng.
Chương trình được dàn dựng và trình diễn dưới sự chỉ huy nhạc trưởng danh tiếng người Na Uy Magnus Loddgard.
Nhạc sĩ Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM cho biết:
- Cơ hội mà khán giả Việt Nam được thưởng thức trọn vẹn một vở nhạc kịch kinh điển thế giới tại Việt Nam là rất hiếm, vì đến nay chỉ mới có vài vở nhạc kịch của thế giới được biểu diễn toàn bộ tác phẩm tại trong nước. Nhạc kịch được coi là thể loại có quy mô lớn nhất trong nghệ thuật âm nhạc. Đây là loại hình tác phẩm được kết hợp từ nhạc giao hưởng - thể loại lớn và phức tạp nhất trong các tác phẩm khí nhạc (nhạc cụ) với hát opera - thể loại có kỹ thuật và nghệ thuật cao nhất trong thanh nhạc, ngoài ra còn kết hợp với diễn xuất sân khấu, ánh sáng và cảnh trí sân khấu. Để dàn dựng và biểu diễn một vở nhạc kịch trọn vẹn đòi hỏi rất nhiều công sức, đầu tư kinh phí và những tiêu chuẩn cao về chuyên môn: dàn nhạc giao hưởng, các nghệ sĩ hát soloist, hợp xướng… Năm 2012, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM được sự hỗ trợ của Dự án Transposition - Na Uy đã dàn dựng và biểu diễn thành công rực rỡ vở nhạc kịch Dido và Aeneas với sự tham gia của một số nghệ sĩ quốc tế, mang lại giá trị thưởng thức đặc biệt cho khán giả tại thành phố và để lại dư âm rất tốt trong công chúng.

Đây là động lực thúc đẩy Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM và Dự án Transposition - Na Uy tiếp tục hợp tác để dàn dựng và biểu diễn vở nhạc kịch Cây sáo thần, một trong ba vở nhạc kịch nổi tiếng nhất của Mozart. Tác phẩm kinh điển như Cây sáo thần được thực hiện sẽ là những bài học quý giá để các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát bước lên những nấc thang mới trong chuyên môn của mình, đồng thời mang những giá trị nghệ thuật quý giá từ kho tàng nghệ thuật của nhân loại đến với môi trường thưởng thức của công chúng Việt Nam. 

Ngôi nhà Lang cuối cùng của người Mường không còn nữa  

Posted by Unknown

Nhà Lang trước đây


Ông Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) vừa gởi thông tin cho biết, vào hồi 19 giờ ngày 24-10-2013, nhà Lang - ngôi nhà sàn của vị quan Lang duy nhất còn sót lại và đang được bảo tồn tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã bị thiêu hủy trong một vụ hỏa hoạn do một nhóm khách 4 người, gồm 2 nam, 2 nữ, đi trên hai ô tô, vào Bảo tàng Mường tham quan và sử dụng dịch vụ ăn uống trên nhà Lang. Trong thời gian chờ đợi món ăn, nhóm khách tự ý đốt lửa ở bếp Mường trong nhà Lang để nướng ngô. Khi ngọn lửa bùng lên, khách hoảng loạn, không kêu trợ giúp từ nhân viên Bảo tàng mà lên xe ô tô tháo chạy, còn dùng xe húc thẳng vào ba nhân viên Bảo tàng khi các nhân viên này ngăn họ lại. Các nhân viên, cán bộ Bảo tàng Mường đã làm mọi công tác và biện pháp khống chế, khắc phục hỏa hoạn: sử dụng bình cứu hỏa sẵn có, gọi cứu trợ Cứu hỏa 114, gọi trợ giúp 113... Tuy nhiên, do tuyến đường từ TP. Hòa Bình dẫn vào Bảo tàng Mường đang trong quá trình sửa chữa, xe cứu hỏa sau 30 phút mới tới được nơi xảy ra cháy. Ngôi nhà Lang, chủ yếu kết cấu bằng hệ khung gỗ, sàn vách gỗ, mái cọ, cùng gần 200 hiện vật nhiều chủng loại bằng đồng, gỗ, gốm, tre, vải... nguyên bản từ nền văn hóa Mường đã bị thiêu hủy hoàn toàn.




Ngôi nhà Lang, với tuổi thọ hơn 100 năm, của gia đình quan Lang nhà bà Hà Thị Lợi thuộc địa phận Mường Chậm, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, một công trình kiến trúc nguyên bản của nhà Lang - tầng lớp 
Cụ bà Hà Thị Lợi
cao nhất trong xã hội người Mường - được gia đình lưu giữ qua nhiều đời, và được Bảo tàng Mường bảo tồn như một hiện vật văn hóa giá trị nhất đã bị thiêu hủy chỉ còn lại bộ khung cột. Gần 200 hiện vật được lưu giữ bên trong tái hiện nguyên bản đời sống sinh hoạt của nhà Lang, bao gồm: bộ cồng chiêng, bộ sưu tập súng săn, bộ sưu tập đồ đồng sinh hoạt gồm sanh, ninh, mâm, chậu, nồi các cỡ, đèn đồng; các loại đồ gốm bát, đĩa, bình, lọ; các loại đồ gia dụng mây tre đan, rương, chăn, gối... được Bảo tàng Mường tìm kiếm và sưu tập trong thời gian gần 15 năm cũng đã bị thiêu hủy toàn bộ.
Ông Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, nhận định:
- Đây là một thiệt hại nghiêm trọng, không chỉ riêng với Bảo tàng Mường về giá trị vật chất và tinh thần, mà còn là sự tổn hại của cả nền văn hóa Mường, bởi sự độc nhất của ngôi nhà Lang và các hiện vật là không thể tái hiện được. Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường xin gửi lời thông báo về sự việc trên với cộng đồng. Chúng tôi cảm thấy vô cùng đau buồn và đáng tiếc về sự việc đã xảy ra. Đây là hồi chuông cảnh báo về thái độ và hành vi ứng xử của con người đối với các giá trị di sản văn hóa. Những công trình, hiện vật được lưu giữ, bảo vệ và chăm sóc của cả xã hội trong nhiều năm, bỗng chốc hóa thành mây khói chỉ vì hành vi thiếu ý thức và thái độ của một số cá nhân.
Bộ sưu tập nguyên bản

TRANG NGUYỄN 

Có một bản hòa ca đặc biệt ở Bệnh việnHùng Vương TP.HCM  

Posted by Unknown

NGUYỄN DƯƠNG 
Các ca sĩ Thái Thùy Linh, Ngọc Quy, Vy Oanh, Kỳ Phương, Nam Cường, Hải Yến Idol, nhạc sĩ Trần Toàn (K300), Ngọc Vũ (Sao mai 2013), Bùi CaRoon, các ca sĩ nhí: Bảo Trân (Đồ rê mí), Đức Anh (Viet Nam's Got Talent)… cùng có mặt tại hội trường lớn của Bệnh viện Hùng Vương (số 128, Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) vào lúc 14 giờ thứ tư ngày 30-10-2013 để cùng thực hiện một bản hòa ca đặc biệt dành cho các khán giả cũng rất đặc biệt ở đây thông qua chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện do Đoàn Thanh niên Bộ Y tế, Kênh truyền hình O2TV, Công ty NSN Media, Công ty Vạn Đắc Phúc, Nhóm tình nguyện Tim Hồng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, Nhãn hàng Lefami - Công ty Lê Bảo Minh cùng phối hợp thực hiện.
Bệnh viện Hùng Vương cùng với Bệnh viện phụ sản Từ Dũ là hai bệnh viện phụ sản lâu đời nhất và có uy tín nhất ở TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện Hùng Vương trước đây là “Nhà bảo sanh Chợ Lớn”. Những khán giả rất đặc biệt của chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện lần thứ 58 này là những người đã làm mẹ hoặc là những bà mẹ tương lai, những em bé sơ sinh hay những em bé còn trong bụng mẹ. Khi tiếng của các ca sĩ cất lên thì cũng là lúc có tiếng khóc của trẻ sơ sinh khóc chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của cha mẹ.
Những người tổ chức Mang âm nhạc đến bệnh viện không chỉ đem đến những món quà tinh thần vô giá cho những sản phụ, người nhà sản phụ, tập thể y bác sĩ tại bệnh viện mà còn có những phần quà bằng hiện vật, bằng tiền ủng hộ từ hòm từ thiện của chương trình dành cho các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV dành cho 10 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương.
Người đại diện cho bệnh viện nói vui: - Biết đâu những lời ca, tiếng hát của những nghệ sĩ đồng hành cùng chương trình lại ươm mầm, vnhững em bé ngay khi còn trong bụng mẹ.
Tại sân khấu chính, ngoài ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu còn có các y, bác sĩ và sản phụ, người nhà sản phụ cùng tham gia vào các tiết mục biểu diễn.

Độc đáo của gáo dừa  

Posted by Unknown

HỒNG HOA - BÍCH NGỌC

Cây dừa là một đặc sản của nước Việt Nam, nổi tiếng nhất là ở Bến Tre, sự đặc biệt của loại cây này là không bỏ một thứ nào, từ lá dừa, thân dừa, rễ dừa, trái dừa, đến cả cái gáo dừa bên trong. Gáo dừa được lấy từ trái dừa già, cứng, có vân rất đẹp, ngày xưa khi chưa có điện, người vùng quê thường sử dụng gáo dừa để ủi đồ, gáo dừa đốt cháy đỏ, gắp từng miếng bỏ vào bàn ủi con gà (bàn ủi này được làm bằng gang), lửa gáo dừa rất nóng và mau tàn, do đó việc ủi đồ phải thao tác thật nhanh. Thời gian sau này các nghệ nhân lấy gáo dừa chế biến tạo thành rất nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh Bến Tre, như gáo dừa được chế biến thành những cái bóp đựng tiền rất xinh, hay những con búp bê, con lật đật...
Ngày 23-10-2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố xác lập kỷ lục cho ngôi nhà hình chiếc nón được lợp bằng gáo dừa thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Nhà Việt Nam (Vinahouse) ở khu bảo tồn nhà cổ Bảo tàng Vinahouse Space (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) “là ngôi nhà sinh thái theo mô hình chiếc nón có mái lợp bằng gáo dừa lớn nhất Việt Nam”.
Để hoàn tất ngôi nhà độc đáo này phải mất 55 ngày và có sự tham gia của 250 người, là các nghệ nhân, công nhân, kỹ thuật viên... Ngôi nhà gáo dừa kết hợp giữa truyền thống với hiện đại có đường kính 27,1 m, cao 12,3 m, được bọc gỗ từ trên múi đến các cột đỡ, vật liệu làm mái nhà là những miếng gáo dừa được đan xếp tỉ mỉ với nhau theo hình vảy cá và đã sử dụng hết 2,4 triệu miếng gáo dừa. Để công trình bền vững, các cấu kiện được trụ vững trên cột thép chữ I, tạo nên một không gian thoáng rộng, mát mẻ. Kết cấu mái theo hình chóp nón có công năng chống nhiệt, cách âm.
Theo Tổng giám đốc Vinahouse Lê Văn Vĩnh, Ngôi nhà được lấy cảm hứng thiết kế từ hình ảnh chiếc nón lá bình dị, mộc mạc gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nét đặc biệt của ngôi nhà nón là có mái lợp bằng gáo dừa - một vật liệu thiên nhiên có sẵn, tại Vinahouse Space còn có 2 nhà nón nhỏ, 1 nhà dài theo kiến trúc của đồng bào K’Tu, 2 nhà bảo vệ, 1 nhà chờ được lợp bằng gáo dừa. Hiện Vinahouse Space đãthực hiện 5 ngôi nhàhình nón và1 nhàdài lợp bằng 8 triệu mảnh gáo dừa, bình quân mỗi mét vuông mái lợp bằng gáo dừa có giá thành khoảng 300.000 đồng. Một người làm giỏi cả ngày lẫn đêm sẽ làm ra được 
khoảng 100 miếng gáo dừa đúng theo yêu cầu. Kỹ thuật lợp mái bằng gáo dừa được các nghệ nhân xứ Quảng lấy từ kinh nghiệm lợp nhà cổ bằng ngói ngày xưa - đó là kiểu lợp phân 4 (tức 4 mảnh gáo dừa lợp ghép lại thành 1 mảnh), nên có sự liên kết nhau chặt chẽ.
Ngoài nhà hình nón, Tổng giám đốc Vinahouse Lê Văn Vĩnh còn cho xây dựng hai nhà hình chiếc nơm bằng gỗ liền nhau giống như tòa tháp đôi. Ngôi nhà hình nơm cá bằng gỗ lớn nhất cao 6 tầng. Ngôi nhà nhỏ hơn cao 4 tầng. Hiện ngôi nhà này đang được xây dựng tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, cũng tại khu bảo tàng nhà cổ này, Tổchức Kỷlục Việt Nam đã công nhận tô mì Quảng Phú Chiêm đạt kỷlục quốc gia.

Hiện tại khu bảo tồn nhà cổ của Vinahouse đã đạt 2 kỷ lục Việt Nam và đang đệ trình để được công nhận là ngôi nhà gỗ độc, lạ và cao nhất đạt kỷ lục Việt Nam và Thế giới. 

Bùi Đức Bảo đoạt danh hiệu Én Vàng 2013  

Posted by Unknown

KHA ANH - HỒ VY
Các thí sinh đoạt giải
Cuộc thi Người dẫn chương trình 2013 đã kết thúc vào đêm 25-10-2013, danh hiệu Én Vàng 2013 thuộc về thí sinh Bùi Đức Bảo sinh năm 1987 tại Hà Nội, hiện là nhân viên kinh doanh, tổ chức sự kiện và marketing tại công ty TNHH Quảng cáo và giải trí Mỹ Thanh. Khi tham dự cuộc thi này, Đức Bảo đã khẳng định, đây chính là nơi để anh thử sức, kiểm tra lại trình độ của mình, bởi anh từng đoạt giải xuất sắc nhất của khóa đào tạo Người dẫn chương trình chuyên nghiệp của Trung tâm đào tạo CONNECT. Anh được giải Nhì cuộc thi Dẫn chương trình bằng tiếng Anh Front the most, do Câu lạc bộ tiếng Anh, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức. Lợi thế của Bùi Đức Bảo chính là ngoại ngữ (Anh văn), anh còn là một biên kịch, một phiên dịch tiếng Anh, biết diễn hài và hát.
Danh hiệu Én Bạc thuộc về thí sinh Phan Thị Tú Trinh, sinh 1990 tại TP. Hồ Chí Minh, hiện là sinh viên năm 4 trường Đại học Ngoại thương, TP.HCM. Chị từng đoạt giải Hoa khôi sinh viên khu vực 2 TP.HCM năm 2009, có mặt trong Top 10 của cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm 2010. Chị nói: “Tôi thực sự mong muốn sẽ trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp”.
Đồng giải Ba là hai thí sinh Nguyễn Quang Vinh sinh năm 1987 tại TP.HCM (chiến sĩ Phòng Cháy Chữa Cháy Q.9, TP.HCM) và Vũ Ngọc Hoàng Oanh sinh năm 1990 tại TP. Hồ Chí Minh (Á hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2013). Ngoài giải Ba, Hoàng Oanh còn nhận được thêm 2 giải thưởng phụ là: Thí sinh có gương mặt khả ái Thí sinh do Hội đồng báo chí bình chọn.

Thí sinh Nguyễn Thị Thùy Vân sinh năm 1991 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện là nhân viên Văn phòng Hội đồng quản trị - Ngân hàng TMCP Á Châu được trao giải Thí sinh có giọng nói truyền cảm

BÁC LÀM VƯỜN VÀ CON CHIM SÂU  

Posted by Unknown

để lại dấu ấn cho khán giả
CAO NGUYỄN

TG LÊ ĐỨC HÙNG
Đêm gala Bài hát Việt tháng 10- 2013 diễn ra vào lúc 21 giờ thứ sáu ngày 25-10-2013 tại Nhà hát Quân đội (TP.HCM) đã giới thiệu 8 ca khúc của các nhạc sĩ trẻ, trong đó có bài hát Bác làm vườn và con chim sâu của Lê Đức Hùng đã nhận được giải Bài hát của tháng.
Khán giả mừng bởi việc “đãi cát tìm vàng” cho loại hình âm nhạc hiện nay thật không dễ. Tính “ăn xổi ở thì” của những người trẻ hôm nay, phần đông chưa được học qua phần cơ bản nhất đã làm cho thị trường âm nhạc Việt đầy rẫy những bài hát vô bổ, nhố nhăng và gây hệ lụy không nhỏ cho lãnh vực này.
CS TRÚC NHÂN
Tác giả bài hát Bác làm vườn và con chim sâu tâm sự: - Tôi đã “đeo” chương trình Bài hát Việt suốt bảy năm rồi, từ thời còn là học sinh cấp 3. Trong 7 năm này, tôi đã gởi rất nhiều bài hát do mình sáng tác. Đây là bài hát đầu tiên được chấp nhận với giải thưởng rất vinh dự Bài hát của tháng. Tôi nghĩ mình sẽ không dừng lại tại đây đâu. Những ngày tháng tới chắc chắn sẽ hay hơn vì tôi đã biết mình phải viết như thế nào.
Bài hát Bác làm vườn và con chim sâu còn mang lại niềm vui cho ca sĩ thể hiện bài hát này là ca sĩ Trúc Nhân và nhạc sĩ Thanh Tâm, người phối khí cho bài hát. Thanh Tâm nhận giải Nhạc sĩ phối khí hiệu quả còn ca sĩ Trúc Nhân nhận giải Ca sĩ thể hiện hiệu quả.
Sau giải Bài hát của tháng là giải Bài hát ấn tượng do khán giả bình chọn thuộc về ca khúc Người em đã yêu của tác giả Thành Vương.

Những sáng tác mới dĩ nhiên là gặp rất nhiều sự khó khăn khi đi tìm khán giả, làm cho người nghe chấp nhận không phải chuyện dễ, có câu “mưa dầm thấm lâu”, một bài hát dẫu có hay thì cũng phải qua thời gian sàng sảy, phải được biểu diễn nhiều lần thì mới đi vào lòng công chúng được. 

SỔ TAY  

Posted by Unknown

Ứng dụng các mẫu thời trang vào đời sống thực tế
THANH VÂN - LINH MAI

BST tại Elise
Tin vui từ ban tổ chức cuộc thi Ngôi sao thiết kế Việt Nam 2013 cho biết, các bộ sưu tập vừa được thể hiện trong liveshow 1 đã chính thức được bày bán ngay sau đêm thi, khán giả có thể mua trực tuyến qua website của chương trình hoặc tìm đến các cửa hàng thời trang của từng thí sinh để chọn lựa. Đây chính là điểm khác biệt của cuộc thi Ngôi sao thiết kế Việt Nam 2013 nếu so sánh với những cuộc thi thời trang khác vì các thiết kế trong chương trình đều mang tính ứng dụng rất cao. Những mẫu thiết kế được người mẫu trình diễn trên sàn diễn đã có thể ứng dụng vào trong cuộc sống mỗi ngày, như: đi chơi, đi làm, đi dự tiệc...
Trong đêm thi ở chương trình 1, có tổng thể 5 bộ sưu tập đã được các nhà đầu tư quyết định chọn đấu giá, đó là các bộ sưu tập: Suối nguồn của thí sinh Ngô Khánh Vân - Bộ sưu tập có tông màu đen huyền bí của thí sinh Tạ Ngọc Tuyền - Bộ sưu tập của Hà Duy; Quang Nhật và Tăng Thành Công.
Với tính ứng dụng cao, tính xu hướng và sự sáng tạo trong từng mẫu thiết kế, những sản phẩm đi ra từ chính cá tính, giấc mơ, tâm huyết của những nhà thiết kế trẻ Việt Nam được công chúng nhanh chóng đón nhận. Với chương trình Ngôi sao thiết kế Việt Nam 2013, các thí sinh được thử thách liên tục với các chủ đề gắn liền với cuộc sống để họ không chỉ là khẳng định tài năng sáng tạo, sự độc đáo cá nhân của mình mà còn phải đáp ứng được thị hiếu chung của người tiêu dùng.
BST tại Ivy Moda
Các nhà đầu tư trong chương trình, chính là những người đại diện cho những khách hàng tiềm năng ngoài cuộc sống. Họ chọn đấu giá bộ sưu tập vì họ nhìn thấy lợi ích thương mại nếu các sản phẩm này được bày bán rộng rãi. Đồng thời, khi các sản phẩm được trưng bày tại các cửa hàng để sẵn sàng được mua cũng là niềm tự hào của các nhà thiết kế trẻ, khi mà những “đứa con tinh thần” của họ đã được đến gần với tất cả mọi người.
 Lâu nay, rất nhiều bộ sưu tập thời trang sau khi ra mắt công chúng bằng một đêm biểu diễn đã mãi mãi nằm kín trong ngăn tủ, lý do rất đơn giản bởi vì nó không thích nghi với đời sống thực tế của mọi người. Có nhiều mẫu thời trang mặc vô trông như ma quỷ xuất hiện, nhiều mẫu khác lại rất đồng bóng, chưa kể những mẫu thời trang rất “vô duyên”, như xẻ hở ở những tâm điểm nhạy cảm của nam, nữ, hay thiết kế những chỗ đó bằng một tông màu khác nổi bật, dễ gây chú ý cho người xem, hay vá chằng vá chịt như quần áo của các “hành khất đại cái bang”, chưa kể là những tông màu xanh đỏ vàng tím đi chung với nhau cứ như là một ngôi nhà bong bóng trò chơi của thiếu nhi trong công viên. Đó là chưa kể những phụ kiện kèm theo, như dây đeo cổ, đeo tay, thắt lưng, nón... lòng thòng kín mít trên cổ, tay, eo...
BST tại Lynk Luxury

Thiết kế được một mẫu thời trang đẹp, sang, thích hợp với đời sống thực tế không phải là quá khó, những người chịu quan sát cuộc sống thường ngày xảy ra chung quanh mình tất nhiên đều cảm nhận được nhu cầu của từng người, từng giai cấp trong xã hội. Nhưng thời gian qua, một số người của ngành thiết kế thời trang (cũng như một số ngành khác) thích “chơi sốc”, tạo ra những tác phẩm quái dị mà vừa xem chưa được một chớp mắt đã bị công chúng “tẩy chay” (nếu biểu diễn trên sóng truyền hình thì chuyển kênh xem mục khác, nếu bày bán thì không mua, nếu biểu diễn ở các rạp hát thì không tham dự...)


Do đó, khi các mẫu thời trang của cuộc thi Ngôi sao thiết kế Việt Nam 2013 được mọi người đón nhận thì chính là tín hiệu rất mừng cho ngành thời trang nói riêng và bớt đi một “thảm họa” cho cộng đồng nói chung. 

KỶ NIỆM 100 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HCM (1913 - 2013)  

Posted by Unknown

Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh –

Một chặng đường phát triển

NGƯT-TS.
TRƯƠNG PHI ĐỨC
Hiệu trưởng Trường Đại học
Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
 
Năm 1913, Trường vẽ Gia Định được thành lập, tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Trải qua 100 năm, Trường vẽ Gia Định không ngừng phát triển và mang nhiều tên khác nhau: Trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định (1917), Trường Cao đẳng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh theo quyết định sáp nhập hai trường của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 1976 (Trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn - thành lập năm 1954) và ngày 12-11-1981 được nâng cấp thành Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Nhìn lại suốt chặng đường 100 năm phát triển và trưởng thành, chúng ta có thể tự hào về những thành tích trong đào tạo. Nhưng giai đoạn hiện nay đang đặt ra nhiều thử thách, tập thể nhà trường càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Muốn hoàn thành nhiệm vụ đào tạo trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, nhà trường cần phải đặt ra những định hướng phát triển chuẩn mực trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” “giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, góp phần xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 6-5-2009 đã nêu “hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống trường văn hóa, nghệ thuật; đào tạo văn hóa, nghệ thuật tiếp cận nhanh trình độ quốc tế mà vẫn giữ bản sắc văn hóa, nghệ thuật dân tộc; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh, sinh viên; xây dựng chế độ chính sách phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của giảng viên, học sinh, sinh viên nghệ thuật”.
Trong những năm qua, trên cơ sở Quy chế đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tiến hành một cách đồng bộ hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng hoặc có liên quan đến ngành đào tạo khá cao.
Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nhà trường mở rộng hình thức đào tạo thuộc hệ vừa làm vừa học. Ngoài hình thức đào tạo tại trường, nhà trường còn liên kết với các địa phương đào tạo trình độ đại học. Từ năm 2011, nhà trường bắt đầu đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học hệ chính quy để tạo điều kiện cho sinh viên cao đẳng được tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
Đổi mới phương pháp dạy - học, phương pháp đánh giá kết quả của người học theo hướng khơi gợi tính tích cực, chủ động của sinh viên đã được nhà trường vận động trong toàn bộ các hình thức đào tạo, các bậc học; vận động giảng viên tích cực sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong giảng dạy. Thành tích nổi bật của Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là nhà trường được coi là tiên phong trong việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy - học các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị nhằm huy động trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; tập trung cho khâu đổi mới phương pháp dạy và học.
Song song với đổi mới phương pháp dạy và học, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Do đặc trưng của nhà trường mỹ thuật nên hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ rất phong phú với các loại hình khác nhau. Nhà trường đã ban hành văn bản quy định về hoạt động khoa học - công nghệ với trọng tâm là nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, chú trọng khâu xét chọn đề tài để triển khai; tiến hành đánh giá, nghiệm thu một cách chặt chẽ, khoa học nhằm đảm bảo tính mới, tính khoa học và tính thực tiễn cho các đề tài được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Cùng với các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật là một hoạt động nhằm tạo uy tín cho người thầy, đồng thời thể hiện chất lượng của người học. Vì thế nhà trường đã tạo mọi điều kiện để giảng viên tham gia các trại sáng tác trong nước và nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, các hoạt động của Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Hội Mỹ thuật Việt Nam; tạo sân chơi khuyến khích sinh viên sáng tác triển lãm, giao lưu với các trường mỹ thuật trong và ngoài nước.
Việc biên soạn chương trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hoạt động đào tạo. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhà trường đã triển khai công việc này theo một quy định chặt chẽ và khoa học, vừa đảm bảo sự thống nhất về mặt bằng trình độ chung của cả nước, vừa phát huy tính chủ động của trường, phù hợp với đặc thù của trường đào tạo năng khiếu nghệ thuật, thời lượng thực hành nhiều hơn so với lĩnh vực đào tạo khác.
Đội ngũ giảng viên là lực lượng quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Xác định được điều này, Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã xem việc xây dựng đội ngũ giảng viên là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng. Một mặt, nhà trường khuyến khích, yêu cầu giảng viên phải nâng cao trình độ chuyên môn. Mặt khác, nhà trường đã có chế độ thu hút những người có trình độ chuyên môn cao (thạc sĩ, tiến sĩ) ở các trường khác về công tác tại trường. Đến nay, đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đang trong xu thế được trẻ hóa.
Với việc thành lập các tổ chức: Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách, lập kế hoạch tự đánh giá, nhà trường đã thật sự chuyển động trong hoạt động tự đánh giá. Nhờ đó, các thông tin, minh chứng được thu thập, sàng lọc, phân tích, đánh giá một cách cụ thể, xác thực; đảm bảo tạo dựng bức tranh toàn cảnh về thực trạng chất lượng nhà trường ở thời điểm tự đánh giá. Và đây chính là cơ sở quý báu để nhà trường vững bước tiến lên, chiếm lĩnh những mục tiêu cao hơn của chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường giai đoạn 2013 - 2020 là phát triển chiều sâu nhóm ngành Mỹ thuật tạo hình, phát triển chiều rộng nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng, tăng cường cơ sở vật chất, quy mô đào tạo cả về số lượng sinh viên và ngành học mà xã hội có nhu cầu.
100 năm qua, thầy trò Trường vẽ Gia Định trước đây, đến Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ngày nay luôn không ngừng phấn đấu giảng dạy, học tập và đã thừa kế, bảo tồn, phát huy tốt truyền thống nghệ thuật dân tộc cũng như tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật thế giới, góp phần xây dựng 
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
100 năm - một thế kỷ hình thành và phát triển, đó là truyền thống tốt đẹp của nhà trường, việc quan trọng của thế hệ hiện tại và tương lai là phải ra sức phấn đấu để giữ vững và phát huy được truyền thống tốt đẹp ấy. Đây là nhiệm vụ nặng nề và vinh quang, nhằm xây dựng Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh có thương hiệu, uy tín và chất lượng trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập và phát triển.

Powered by Blogger.

Archives