SỐ 282 RA NGÀY THỨ NĂM 28/11/2013  

Posted by Unknown





MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC TUẦN BÁO VĂN NGHỆ SỐ 283 PHÁT HÀNH VÀO THỨ NĂM 12/12/1013
NỘI DUNG TBVN SỐ 282:
CHÙM THƠ:
Triển lãm tranh thuỷ mặc: Lưu dấu Việt – Văn Phong.
MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC TB VN TP. HCM SỐ 283 PHÁT HÀNH VÀO THỨ NĂM 12/12/2013. XIN CẢM ƠN!                

CÁC SỐ TBVN ĐÃ PHÁT HÀNH:

282 | 281 | 280 | 279 | 278 | 277 | 276 | 275 | 274 | 
273 | 272 | 271 | 270 | 269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 | 257 | 256 |
 255 | 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 |  238 |

282 | 281 | 280 | 279 | 278 | 277 | 276 | 275 | 274 |
 273 | 272 | 271 | 270 | 269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 |257 | 256 | 
255 | 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238 |
Kính mời quý cộng tác viên tiếp tục gửi bài cộng tác, quý độc giả đón đọc và cổ động cho


Tuần báo được phát hành rộng rãi vào ngày thứ Năm hàng tuần trên toàn quốc. Giá 8.800 đ/ tờ. 
Quý v có thể liên hệ đặt mua báo tại bưu điện và các sạp báo trên toàn quốc 
hoặc tại Phòng Hành chính TBVN
Tòa soạn: 322 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, TP.HCM
ĐT: (08) 383 282 37 – (08) 383 282 38. Fax: 383 282 37
(Tiếp nhận bài viết, nhận xét, góp ý xây dựng) 
Cơ sở 1: 45 Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định, quận 1, Tp. HCM
ĐT: (08) 38200258 - 38200259
.................................................................................................................................................................
Ban Quản trị Blog TBVN Tp. HCM

Một kỷ niệm đẹp với bác Nguyên Hồng  

Posted by Unknown

KHUYNH DIỆP

Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 20-8-1976, tôi đang nằm nghỉ trưa trên chiếc ghế bố ở tòa soạn báo Văn nghệ Giải phóng, số117 đường Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, thì phát hiện một vị khách ăn mặc giản dị, chân đi dép nhựa Tiền Phong màu trắng bước vô cửa, hỏi nhỏ nhẹ: “Bác là nhà văn Nguyên Hồng mới từ Hà Nội vào, trên đường về nhà nghỉ, bác tranh thủ ghé thăm báo mình”. Tôi bật dậy: “Thưa, cháu là trưởng phòng trị sựcủa báo. Cháu cũng là học trò khóa IV của trường viết văn Nguyễn Du do bác phụ trách”. Nghe xong, bác Nguyên Hồng chạy lại quàng hai tay ôm tôi thật chặt. Tôi thấy có những giọt nước ướt trên mi mắt “nhà văn Bỉ Vỏ”.

Biết bác Nguyên Hồng vừa ở sân bay vào, tôi mời bác đi ăn phở nhưng bác không chịu. Bác bảo đã ăn ở ngoài sân bay Đà Nẵng trong lúc máy bay từ Gia Lâm vô phải hạ cánh tiếp nhiên liệu. Bác còn phàn nàn do đi máy bay DC-67 của Mỹ rung quá nên hơi đau đầu một chút thôi. Chưa kịp ôn lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong những ngày bác cùng chúng tôi ăn chung, làm việc chung (dù bác là hiệu trưởng trường) và cùng ra hồ Quảng Bá tắm trong những buổi trưa đầu đông cách đấy sáu năm…, bác lôi trong giỏ đồ một gói quà bọc giấy hồng khá gọn và đẹp. Nhà văn trao gói quà về phía tôi, nghẹn ngào nói: “Đây là đứa con tinh thần của mình sau hàng chục năm thai nghén, vừa chào đời, bác mang vào Sài Gòn tặng báo của mình”. Tôi xin phép bác Nguyên Hồng mở gói quà “đứa con tinh thần” như bác xúc động nói. Hóa ra, đấy là cuốn tiểu thuyết Khi đứa con ra đời do nhà xuất bản Văn Học xuất bản năm 1976, nằm trong bộ Cửa biển gồm bốn tập theo thứ tự: Sóng Gầm, Cơn bão đã đến, Thời kỳ đen tối và Khi đứa con ra đời là tập cuối. Ngay đầu bìa lót 2, nhà văn Nguyên Hồng đã viết sẵn từ Hà Nội lời tặng bằng nét bút to chiếm đầy trang giấy. Bác ghi: “Thân thiết tặng tuần báo Văn nghệ Giải phóng vô cùng quý mến. Hà Nội lại một mùa Thu rất đẹp. Nguyên Hồng. Kỷ niệm 31 năm Cách mạng tháng 8”. Thay mặt Ban biên tập báo VNGP tôi trân trọng đỡ món quà quý từ hai tay bác Nguyên Hồng. Sau đó không lâu, báo VNGP sát nhập với báo VN của Hội Nhà văn VN, tôi được điều ra tiếp tục công tác tại tờ báo này. Trong cuộc “hồi hương” về số 17 Trần Quốc Toản Hà Nội, tôi không thể không mang lên xe lửa hàng trăm cuốn sách văn học, tạp chí nghiên cứu có giá trị trong đó có tiểu thuyết Khi đứa con ra đời của bác Nguyên Hồng. Sáu năm sau (1983) tôi rời Hà Nội, trở lại đất Bến Nghé làm cuộc mưu sinh mới cho tận hôm nay. Dĩ nhiên, tiểu thuyết Khi đứa con ra đời cùng với khối tài sản toàn sách là sách của thư viện cá nhân lại cùng tôi “hành phương Nam”. Giờ thì đứa con tinh thần của nhà văn Nguyên Hồng vẫn chiếm vị trí đẹp trên giá sách của tôi, sau gần 40 năm kể từ khi tác giả trao tặng.

THƠ  

Posted by Unknown

THƠ  

Posted by Unknown

LÊ CHÍ

HỒ THIÊN NGA

Đêm nước Nga ai đợi
Hồ Thiên Nga (*) lung linh
thời gian xa vời vợi
sao như chuyện chính mình

cả nhà hát lặng im
bỗng thiên nga vỗ cánh
có điều gì trong tim
mắt ngậm ngùi lấp lánh

hoàng tử, chuyện đời xưa
nỗi ngọc ngà vất vả
ngày ấy tuyết có mưa
cho cuộc tình nghiệt ngã

đời người qua năm tháng
khác gì Ôđétta (**)
khúc tình yêu bi tráng
ai một lần đi qua!

Ánh đèn màu chợt thức
xao xuyến cả rừng hoa
giữa hai bờ hư thực
Thiên Nga, trời, thiên nga!
_______________
(*) tên kịch múa ba lê
(**) nhân vật trong Hồ Thiên Nga



KIỀU MAILY

NHỚ RAMƯWAN

Đôi khi Ramưwan bay về trong miền nhớ
nụ cười mẹ trôi cuối nắng mai
gió thổi giạt chùm bông giấy
lộ mờ khuôn mặt cha

Đôi khi tiếng gì như tiếng trống Ginang vọng lại
từ cõi nào rất xa
bước chân thằng Út thoăn thoắt bờ mương
dường làng đang mở hội

Mùi gì như mùi lithei pakat
hương gì như hương pei nung
có lẽ Ramưwan đến hơi chậm
và đi hơi sớm

Người chưa kịp về đã muộn
em chưa xong đợi đã mãn chay
đôi khi bóng ai như bóng anh giữa Sang Mưgik…
_________________________
Ramưwan: lễ lớn của người Chăm Bà-ni
Lithei pakat: cơm lễ trong ngày đầu Ramưwan
Pei nung: bánh tét Chăm
Sang Mưgik: thánh đường Chăm Bà-ni



TRẦN THẾ VINH

CHIỀU RAU HẸ 
 QUẤN CHÂN

Có một chiều
Mắt nhớ dài như rau hẹ phía sau lưng
Ta không buồn ngó lại
Đi cho kịp nắng vàng rụng cuốn thời gian
Xe hay ta bỏ chạy lúp xúp vào đêm
Rượu say hay ta trốn tránh
Sự thật là sự thật
Trước men đã nhóm tình…




Có một tối kia
Mất ngủ
Trăn trở đêm lóe sáng ánh mắt chiều đỏ ối
Nhớ rau hẹ dài thườn thượt quấn chân
Tình ngoái lại sẽ bối rối
Sự thật phơi bày sự thật
Vụt sáng tuổi chiều bao lâu ?

Sẽ tóc bạc lạnh rơi
Rau hẹ cũng úa vàng !

6.2013


INRASARA

NGỤ NGÔN VIẾT 
CHO MÌNH

Dẫu thơ tôi không khuây khỏa khổ đau anh
tiếng hát tôi khôn vực dậy khốn khó anh
thì có hề chi
nếu chúng một lần nhóm trong anh hy vọng
Hãy hình dung trăm ý tưởng tài hoa
chịu làm vô danh cho tháp Chàm có mặt
hãy hình dung thêm vạn bàn tay sần chai vì nó, đã ẩn mình
thì có sá chi thơ anh cõi còm chiều ngày tất bật
hãy thả cho gió bạt chúng về mấy cõi hư vinh
Không vỗ ngực, không tranh hơn
không trốn chạy trước phận đời thất bát
câu thơ buồn
luôn có mặt nơi khổ đau có mặt
Anh cứ hẹn mùa sau hái tuyệt tác trần
ngày đi, ngày qua - hơi thơ anh hiu hắt
những con chữ nắm đuôi nhau xếp hàng
chịu phận đời bèo giạt
tàn cuộc phiêu bồng có kết được đám trang xanh?
Vạn cốc rượu bày lên suốt bàn tiệc cuộc trần
thuộc về ta









cho cả mùa xanh ta phiêu lãng
cốc ta nốc cạn, cốc tự đổ tràn, cốc dửng dưng,
có cốc ta so đo toan tính
cốc rượu đời thi dựng có bao lăm!
Rời bỏ ruộng đồng quen thuộc,
ngọn đồi thân thương
dong buồm vào hải đảo mù khơi bất trắc
người thủy thủ già đã không chở về mùa vàng thu hoạch
chỉ thấy bay lả trên cánh buồm
khoảng nắng khoan dung
Sẽ bật lên
tiếng thơ đến sau tiếng thơ cuối cùng
hơi thơ dài lâu nén dồn lồng ngực
sẽ bật lên
hạt mầm vùi sâu hơn hạt mầm vùi sâu nhất
sau trận mưa tháng năm
rì rào cho đời khúc hát xanh
Tháng Tư khô - bờ xanh xương rồng xanh
tháng Bảy mưa - bằng lăng rừng nở tím
chạp lạnh sang - đồi mai rực sắc vàng
quê ta ba mùa, đủ ba mùa phiêu lãng. 


Thư ngỏ gửi ông “giáo sư” Tương Lai  

Posted by Unknown

Luật gia - Nhà báo HOÀNG PHƯƠNG

Ông “Giáo sư” Tương Lai (cái tên nghe thật “sến”!) có tên thật là Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, dáng người cao to, da dẻ hồng hào, tóc bạc trắng trông rất… tiên phong đạo cốt, người mà tôi có lần gặp mặt tại cơ quan đại diện báo Đại Đoàn Kết tại TP.HCM. Lần đó gặp ông, tôi nể ông. Song bây giờ thì ngược lại, đọc xong “Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng” của ông, tôi vừa thất vọng, vừa khinh bỉ, vừa tức giận vì ông.
Ông bà ta có câu: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Theo Tạng Thư Phật học: “Lời nhắc nhở khuyên răn này là cả một kinh nghiệm già dặn trong việc giao tiếp xử thế của người xưa”
Nhưng cái lưỡi của ông Tương Lai thuộc loại có nhiều đường lắc léo, nó phun đại, rất cẩu thả chứ không đợi phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Đầu thư, với mục đích… “nhờ vả”, ông nịnh hót “chúc mừng” ông Nguyễn Phú Trọng: được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư, với dã tâm mong muốn ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov của Việt Nam. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên định lập trường của Đảng, của dân, của quân ta, khiến ông Tương Lai lập tức rút lời “chúc mừng”, cay cú, mạt sát, sỉ vả ông Nguyễn Phú Trọng không thương tiếc.
Trong dân gian còn có câu: “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Chim khôn nghe tiếng rảnh rang. Người khôn nghe tiếng dịu dàng, dễ nghe”. Còn ông… “Giáo sư” Tương Lai, thực ra là Phó Giáo sư (Associate Professor), nhưng ông lại “nổ” là “Giáo sư” (Professor), từng là Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập tạp chí Khoa học Xã hội - chức vụ ấy nghe thật “oách” nên không ai hình dung được ông kém cỏi đến thế!
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng mà như một nhà văn đã viết: trong chớp mắt lịch sử đã lãnh đạo toàn dân đánh bại hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới là Pháp và Mỹ, là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đại diện cho gần 4 triệu đảng viên trên cả nước, từ Trung ương đến cơ sở… Vậy mà, trong thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tương Lai có đến 7 lần nói ông Nguyễn Phú Trọng là: “qui kết hồ đồ… tùy tiện quy kết hồ đồ…. giải thích tùy tiện và hồ đồ… kết luận hồ đồ… lại càng hồ đồ hơn nữa… hồ đồ thiếu tỉnh táo… trót hồ đồ thiếu cân nhắc”; 4 lần ám chỉ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: “những kẻ vong ân bội nghĩa với đồng bào… Vong ân bội nghĩa bằng sự câm lặng trong ngày 17 tháng 2 để khỏi phạm vào “điều cam kết” với những kẻ đã từng xua hơn nửa triệu quân xâm lược tràn vào các tỉnh biên giới năm 1979… Còn sự suy thoái tư tưởng nào bằng sự vong ân bội nghĩa… Có sự sa đọa về đạo đức và lối sống nào bằng sự vong ân bội nghĩa…”. Chưa hết, ông còn cho rằng: “… đã từ lâu, ở ta, thường quen dùng và thích dùng khái niệm “Đảng ta”, xem đấy như một lời phong tặng về uy tín của Đảng trong lòng dân, biến khái niệm đảng chính trị thành một thứ “bái vật giáo” (*)
Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc là ông đang làm nhiệm vụ không chỉ với các đảng viên của tỉnh Vĩnh Phúc, mà còn là nhiệm vụ với gần 4 triệu đảng viên mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giao cho Tổng Bí thư. Nếu còn là đảng viên, lẽ ra ông Tương Lai phải tự phê bình, phải nhìn lại bản thân mình, xem có suy thoái đạo đức và lối sống giống như những gì ông Tổng Bí thư nói hay không; nếu không thì ông mới phê bình lãnh đạo của mình bằng ngôn từ khiêm tốn, nhẹ nhàng, xây dựng, bằng tình cảm đồng chí, đồng đội lịch sự, thân thương, chứ đâu phải cứ nhảy cẫng lên rồi ngoác mồm đông đổng sỉ vả, mạt sát người ta như một kẻ du côn du kề vậy?! Ai ai cũng cho rằng phát ngôn của ông không xây dựng, không lịch sự, là hỗn láo, không biết điều. Ông cho rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam không cho ông và đồng bọn của ông đòi đa đảng, đòi đi biểu tình rầm rộ, đòi phải khiêu khích chống Trung Quốc, phải phát động chiến tranh, làm cho quê hương hứng chịu thảm cảnh điêu tàn, tan hoang, đầu rơi máu đổ, đói khổ, điêu linh như: Iraq, Lybia, Ai Cập, Syria… thì Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mới không là… vong ân bội nghĩa ư ? Chỉ có bọn phản tặc hoặc kẻ tâm thần mới có suy nghĩ bệnh hoạn, điên loạn như vậy!
Thực tế, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn kiên quyết giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để xây dựng đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân như thực tế đã và đang diễn ra. Rõ ràng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt và khôn ngoan biết nhường nào! Ông Tương Lai biết đấy, trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…”. Không chỉ Bác Hồ, mà toàn thể dân tộc Việt Nam đều gọi Đảng Cộng sản Việt Nam bằng hai tiếng trìu mến, thân thương: “Đảng ta”. Nhờ vậy, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc to hung bạo nhất của thế kỷ XX, giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Đảng ta là một Đảng cầm quyền chứ không phải đảng trị hay toàn trị như cái mồm của ông Tương Lai áp đặt: “biến khái niệm đảng chính trị thành một thứ “bái vật giáo”. Ông còn cho rằng Đảng và Nhà nước ta: “không dám tiếp nhận sự phản biện xã hội vì không có tự do tư tưởng, không có tự do báo chí, không cho phép quyền tự do lập hội…”
Chẳng lẽ không có tự do tư tưởng mà ông mạt sát, sỉ vả Tổng Bí thư Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thoải mái như vậy mà ông vẫn được an toàn ư? Thử hỏi ở thời đệ nhất cộng hòa tại miền Nam do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, Ngô Đình Nhu làm cố vấn kiêm cha đẻ đảng Cần lao (1955-1963), nếu ông Tương Lai gửi cho Ngô Đình Diệm hoặc Ngô Đình Nhu thư ngỏ có nội dung mạt sát, sỉ vả như vậy liệu ông Tương Lai có được các đảng viên Cần lao hoặc bộ máy ngụy quyền, ngụy quân ưu tiên chiếu cố cho ông vào bao tải xanh, buộc miệng bao lại quăng ông xuống sông, xuống biển không?
Ông lại bảo ở Việt Nam không có tự do báo chí. Chứng tỏ ông già rồi lẫn, mù tịt, không nhớ, không biết một tí gì. Ở Việt Nam đã có Luật Báo chí ban hành từ năm 1989, thỉnh thoảng Quốc hội cũng sửa đổi cho phù hợp theo thực tế để ngày một hoàn thiện hơn. Tính đến tháng 3-2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; 1 hãng thông tấn; 67 đài phát thanh và truyền hình; 101 kênh truyền hình; 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử; 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Ngoài ra, còn có 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam; nhiều báo in bằng tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua Internet người dân Việt Nam còn có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn báo chí lớn trên thế giới như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuter, Kyodo, Economist Financial Times…
Chưa hết, ông Tương Lai còn áp đặt rằng ở Việt Nam không có quyền tự do lập hội. Thực tế ở đất nước ta có hàng ngàn tổ chức hội: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nhà báo, Hội Luật gia, Hội Khoa học Lịch sử, Hội Sinh viên, Hội đồng giám mục, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Hội Mỹ thuật, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội Âm nhạc, Hội Điều dưỡng, Hội Nghề cá, Hội Tin học, Hội Tim mạch, Hội Tiết niệu - Thận học, Hội Đầu bếp chuyên nghiệp, Hội Vô tuyến điện tử, Hội Doanh nhân trẻ, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Tư vấn thuế, Hội Cấp thoát nước, Hội Gan mật, Hội Thẩm định giá, Hội Kiểm toán viên hành nghề, Hội Thánh Tin lành Việt Nam… Chưa nói, Hội đồng hương ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường trên toàn quốc cũng đã có hàng ngàn tổ chức hội hoạt động từ lâu rồi. Ai cũng cho rằng lập hội để làm việc thiện, để xây dựng xã hội ngày một tốt hơn thì Đảng, Nhà nước và nhân dân nhiệt tình ủng hộ, còn lập hội để chống phá nhà nước sở tại, thì trên toàn thế giới không có quốc gia nào cho phép làm điều bậy bạ đó chứ đâu có riêng gì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Tương Lai còn cho rằng: “Ở đâu thì tôi không rõ, chứ trong 7 điểm nêu trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, thì kiến nghị bỏ Điều 4 của Hiến pháp không đồng nghĩa với “phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng” theo cách hiểu của Tổng Bí thư. Xin nhắc lại nguyên văn nội dung của kiến nghị đó trong văn bản đã được trao cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “… chính vì vậy chúng tôi đề nghị bỏ Điều 4 của Dự thảo. Việc tiếp thu đề nghị này tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong nhân dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”
Một thứ lập luận lố bịch đầy mâu thuẫn: bỏ Điều 4 của Hiến pháp có nghĩa là từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng để rồi Đảng Cộng sản lấy lại niềm tin đã từng có trong nhân dân để thực sự trở thành lực lượng chính trị được xã hội chấp nhận. Xin thưa với ông, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam được toàn thể nhân dân Việt Nam chấp nhận từ lâu rồi. Ông Tương Lai ơi! Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam và các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đều đã trưởng thành qua quá trình lịch sử nếu không muốn nói họ rất già dặn, đúng đắn và khôn ngoan, chỉ có ông Tương Lai mới càng ngày càng lú lẫn thôi! Đã vậy, ông còn áp đặt và tiếp tục lừa bịp mọi người: “… Thưa anh Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong biển cả nhân dân, sự bị xúc phạm của tôi chưa là gì so với điều mà anh đã xúc phạm đến nhân dân…”.
Sự thật, chỉ có ông Tương Lai và 71 đồng bọn đòi bỏ Điều 4 của Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng là thiểu số nhỏ nhoi, mà cũng tự xưng là nhân dân sao? Rõ là, con nhái bén nhí mà trợn mắt, gồng mình, nín thở, phình bụng rồi nói rằng bụng mình to bằng bụng con voi, e rằng sẽ vỡ bụng mà chết đấy ông Tương Lai à! Trong lúc, có hơn 26 triệu chữ ký của nhân dân Việt Nam kiên quyết đòi giữ vững Điều 4, đại bộ phận tuyệt đối người dân cho rằng: Việt Nam bị đế quốc đô hộ hàng trăm năm, không có tên trong bản đồ thế giới. Ông cha ta và nhiều tổ chức yêu nước vùng lên liên tục đấu tranh, song tất cả đều bị nhấn chìm trong biển máu và bị thất bại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay đã 83 năm, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, ngày nay chúng ta có một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, xã hội đã khoe màu khởi sắc, đời sống người dân từng bước được cải thiện và vị trí của Việt Nam ngày càng cao trên thế giới.
Năm 2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN với chủ đề: Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động. Chủ trì thành công diễn đàn kinh tế thế giới WEF Đông Á. Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi lần thứ II. Năm 2012, tổ chức thành công diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latin về thương mại và đầu tư. Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và thế giới. Đến tháng 6-2013, các nước có quan hệ đối tác chiến lược gồm các thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga (2001), Trung Quốc (2008), Anh (2010), Pháp (2013); Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản (2009); Nam Á là Ấn Độ (2007); Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Singapore (2013), châu Âu là Đức (2011), Tây Ban Nha (2009), Italia (2013), Trung Quốc và Nga được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Từ năm 2009 Việt Nam cũng đã thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Australia và Hoa Kỳ.
Thực tế Việt Nam là một nước đang phát triển về nhiều mặt, vậy mà ông Tương Lai lại mơ màng“… trung thành với truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một dãy dài những bóng ma…”, hoặc: “… hơn lúc nào hết, khi con thuyền của đất nước đang chao đảo…”. Theo chúng tôi, trung thành với truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta, truyền thống đó, ngày càng được phát huy cao độ qua ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại vừa qua. Trung thành với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta, nhất định không phải là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một dãy dài những bóng ma như ông Tương Lai mộng du rồi “hù” mọi người: con thuyền của đất nước đang chao đảo! Nó đang chao đảo mà gần đây nhất: “Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trong đêm qua trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016” (Theo Tin Tức Online ngày 13-11-2013). Nó đang chao đảo mà sao có được những thành tựu: “Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao (trong 5 năm 2006-2010, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 146,8 tỉ USD, gấp 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001- 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,3 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD vượt 17,5%. Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 41% tăng lên 41,1%; khu vực dịch vụ từ 38% tăng lên 38,3%; khu vực nông nghiệp từ 21% giảm xuống còn 20,6%. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp từ 57,1% giảm xuống còn 48,2%; trong công nghiệp và xây dựng từ 18,2% tăng lên 22,4%; dịch vụ từ 24,7% tăng lên 29,4%). Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của ngành kinh tế đều có bước phát triển khá. Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp… đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo…” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 151-152).
Thú thực, đọc thư ngỏ của ông Tương Lai gửi ông Nguyễn Phú Trọng với những điều bịa đặt, suy diễn, hết sức thô lỗ, hằn học, hỗn láo, không ai nghĩ rằng đây là lời nói được “văng” ra từ mồm của một vị Phó Giáo sư đã vượt ngưỡng “thất thập cổ lai hi”. Con người đến tuổi như ông Tương Lai, bình thường họ rất đức độ, già dặn, mực thước, chín chắn, thâm thúy, thận trọng, khiêm tốn. Họ là “cây cao bóng cả” tỏa bóng râm che mát, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Những người trẻ tuổi hơn ông như chúng tôi và con cháu chúng tôi, học được gì qua những điều bịa đặt, suy diễn và những từ ngữ không có văn hóa của ông như đã nêu trên - thưa ông Phó Giáo sư Tương Lai?
Ông Benjamin Franklin (1706-1790), một trong những nhà lập quốc của Hoa Kỳ có câu nói bất hủ: “Kẻ ngu dốt có học ngu dốt hơn người vô học nhiều” - A learnet blockhead is a greater blockhead than an ignorant one (Tudiendanhngon.vn).
________________________________
(*) Theo Daitudien Net, tác giả Dân Tộc viết: “Bái vật giáo là hình thức tôn giáo thờ cúng những vật được gán cho những đặc tính huyền bí, có năng lực siêu nhiên; là một trong những hình thức tôn giáo sớm nhất trong xã hội nguyên thủy. Bái vật giáo có bốn loại: nhân thể, vật thể, thần tượng và vật hộ thân như hòn đá, cành cây, xác người hoặc động vật, cung tên, công cụ... Người nguyên thủy cho rằng chúng có sức mạnh siêu nhiên thần bí nên thờ chúng để trừ tà, cầu phúc”.

THƠ CHÂM  

Posted by Unknown


Về một chi tiết trong bài báo NGÀY ẤY BÁC HỒ DẠY HỌC Ở DỤC THANH  

Posted by Unknown

Bài NGÀY ẤY BÁC HỒ DẠY HỌC Ở DỤC THANH đăng nơi trang 2, số báo 280 ra ngày 14-11-2013 của tác giả Lê Hồng Bảo Uyên, có đoạn viết: “Cuối năm 1911, thầy Nguyễn Tất Thành từ giã ngôi trường thân yêu Dục Thanh vào Sài Gòn…”.
Sau khi báo phát hành, Tòa soạn nhận được thư của Giáo sư Võ Thành Tú (địa chỉ: Văn phòng Ban Nghiên cứu và xây dựng Khu di tích lịch sử Phú Vinh tại TP.HCM, số 4A đại lộ Hoàng Diệu, P.12, Q.4, TP.HCM) có đoạn nói về chi tiết này: “Ngày 19-9-1910, nhà giáo Nguyễn Tất Thành và cha là nhà giáo Nguyễn Sinh Huy đến thành phố Sài Gòn đã mở lớp học Văn Ba tại Bến cảng Nhà Rồng lịch sử trong thời gian 257 ngày trước khi ra đi tìm đường cứu nước”.
Xin cám ơn sự góp ý của Giáo sư Võ Thành Tú. Mong các nhà nghiên cứu, mong bạn đọc cung cấp thêm nhiều thông tin về chi tiết trên để tránh mọi sự nhầm lẫn đáng tiếc sau này.
 Trân trọng.

TB. Văn Nghệ TP.HCM

Vài suy nghĩ về việc triển khai mẫu tượng đài Bác Hồ mới trước trụ sở Ủy ban nhân dân TP. HCM  

Posted by Unknown

TRỮ QUÂN - VƯƠNG TỬ QUỲNH
(Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)

Như chúng ta biết, quận 1 là trung tâm của TP.HCM nằm bên bờ hữu sông Sài Gòn. Như vậy, nếu lấy con sông này làm điểm ngắm, thì hiện tại không gian đô thị của thành phố được vinh dự mang tên vị Cha già dân tộc, mới thực sự phát triển có một nửa…
Về phương diện lịch sử văn hóa, không gian đô thị này vốn gắn liền với thời kỳ vận động xã hội trong quá khứ - sự hiện thân của một hình thái kinh tế - xã hội chuyển giao từ phương thức sản xuất nông nghiệp phong kiến khép kín, sang giao thoa và tiếp biến với những giá trị tri thức mới, với nền văn minh công nghiệp, đô thị và giao thương mở. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải có động thái bảo lưu tính độc lập tương đối này trước phát triển mới của kinh tế - xã hội. Đây là sản phẩm trí tuệ, là thông điệp của thời đại trước gửi lại cho hậu thế; vì vậy việc kiến tạo những không gian đô thị mới, hiện đại, xứng tầm với khối óc trí tuệ và năng lực nhận thức của thời đại chúng ta hôm nay (làm quà tặng cho các thế hệ mai sau) thì cần phải có sự tính toán khoa học, chắc chắn; nhất là khi TP.HCM còn cơ hội rất lớn để phát triển, mở rộng không gian đô thị sang bờ tả của sông Sài Gòn theo hướng bài bản khoa học. Thiết nghĩ, đây là vấn đề hệ trọng, cho nên bàn tới việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh mới trước trụ sở UBND Thành phố Bác, cần phải có những sự cân nhắc cẩn thận...
Chắc chắn nhiều người vẫn còn nhớ, vài năm trước, TP.HCM đã từng tổ chức công bố trước nhân dân về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm do Tập đoàn Sasaky thiết kế; một công trình được thực hiện khá bài bản, hiện đại. Điều đáng chú ý là trong bản thiết kế này, các nhà lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo thiết kế khu vực quảng trường trung tâm lớn nhất khu vực. Vậy thì khi ấy, không gian quảng trường đó sẽ để làm gì, nếu bây giờ chính quyền thành phố đặt nặng vấn đề thiết kế mô hình tượng đài Bác mới để thay thế không gian tượng đài của người hiện hữu trước trụ sở UBND và Nhà hát Thành phố? Thiết nghĩ lúc này, thành phố nên tập trung chỉ đạo việc thiết kế mẫu tượng đài Bác mới - công trình vừa có nghĩa văn hóa giáo dục, vừa có ý nghĩa thiên niên kỷ; thật sự hài hòa với không gian của quảng trường đó - bộ mặt văn hóa trung tâm mới của TP.HCM trong tương lai gần, thì nó sẽ có ý nghĩa to lớn hơn nhiều…
Như một mũi tên có thể cán hai đích, nếu vấn đề này được quan tâm đúng tầm thì giới đầu tư khi đó sẽ thấy rõ được quyết tâm cao nhất của thành phố, khi dốc lòng hướng sang xây dựng và phát triển không gian đô thị mới ở bên kia hầm Thủ Thiêm. Còn sự “cố thủ” về tư tưởng chủ đạo sẽ chỉ khiến cho họ e ngại, là nguyên nhân khiến cho mật độ xây dựng tại khu vực nội đô hiện hữu thêm dầy đặc, mật độ dân cư tiếp tục bị dồn nén với những hệ luỵ của nó. Nó không chỉ làm cho bộ mặt văn hóa kiến trúc đô thị trung tâm bị chắp vá, chông chênh thiếu hẳn sự hài hòa; mà đó còn là nguyên nhân khiến cho hạ tầng kỹ thuật này quá tải, và trật tự xã hội thêm phức tạp. Về lâu dài, việc nén dân số quá lớn theo hướng cực đoan sẽ khiến cho quyền sử dụng đất và những chi phí cơ bản khu vực này trở nên rất cao, tác động đáng kể đến giá cả hàng hóa, làm giảm sức mua của người nghèo. Trong khi một bộ phận nhỏ có quyền sử dụng đất thì có nguồn thu nhập rất lớn, còn bộ phận lớn dân nghèo lại phải chi trả giá cao cho những sự chi phí này.

Về mặt không gian kiến trúc đô thị và phương diện tác phẩm nghệ thuật, mẫu tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc quá cố Diệp Minh Châu được triển khai trước vẻ đẹp độc đáo của các công trình kiến trúc gắn với không gian đô thị của một thời kỳ tiếp biến văn hóa là trụ sở UBND Thành phố, Nhà hát Thành phố và một số công trình kiến trúc khác trên đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi hiện nay, cơ bản là một không gian kiến trúc đô thị khá hài hòa. Hẳn là khi thi công không gian tượng đài Bác ở vị trí này, các nhà thiết kế khi ấy đã phải có sự tính toán hết sức tỉ mỉ. Với quy mô, kích thước của tượng đài như thế trong cái không gian chật ních những công trình xây dựng có tính chất thương mại, rõ ràng biểu tượng Bác Hồ với thiếu nhi hiện nay chính là điểm nhấn đáng kể cho bộ mặt đô thị trung tâm này; tất nhiên, nếu khu vực giới hạn bởi đường Lê Lợi, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Đồng Khởi là một quảng trường nhỏ để trồng cỏ xanh (giống như trên quảng trường Ba Đình Hà Nội), thì quần thể kiến trúc của tượng đài Bác, UBND Thành phố, Nhà hát Thành phố và những công trình kiến trúc liên quan sẽ còn tạo nên vẻ đẹp và hấp dẫn du khách hơn nhiều. Điều này cũng có nghĩa là, nếu thay thế vị trí mẫu tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi hiện nay bằng một mẫu tượng đài khác về Bác có chiều cao 6-7 mét là cần phải cân nhắc kỹ vì không gian ở đây khá là chật hẹp. Hơn nữa, mẫu tượng và không gian trên đã khá nhiều năm gắn liền với tâm thức của nhân dân trong và ngoài nước. Là một điểm đến của rất nhiều người nước ngoài, một dấu ấn lịch sử văn hóa đã bắt đầu có giá trị thời gian như thế, mà nay nếu chỉ vì sự tự phát mà thay thế vào đó bằng một mẫu tượng đài khác (tức là phải bắt đầu lại từ đầu), thì phải hết sức thận trọng; nếu không, vô tình không gian đô thị này sẽ bị “mất trí nhớ”… 

Powered by Blogger.

Archives