SỐ 273 RA NGÀY THỨ NĂM 26/9/2013  

Posted by Unknown



Trao đổi:
Ký:
Truyện ngắn:
Nghiên cứu, tìm hiểu Văn hoá dân gian:
Tạp bút:
Góc nhỏ Sài Gòn:
Thơ:
Văn học nước ngoài:
Báo chí - Điểm tin, bài văn hóa văn nghệ:
Nghệ sĩ và đời sống:
Điện ảnh:
Đọc sách:
. Gương sáng điển hình:
.........................................................................................................................................................................................................................

Các số TBVN đã phát hành:
273272 | 271 | 270 | 69 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 | 257 | 256 |
 255 |254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238 
.........................................................................................................................................................................................................................

EPAPER CÁC SỐ TBVN ĐÃ POST: 
278 | 277 | 
276 | 275 |  274 | 273 | 272 | 271 | 270 | 269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 | 
257 | 256 | 255 | 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238

.........................................................................................................................................................................................................................
THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN

Blog Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM trân trọng thông báo:
Do nhu cầu cần cập nhật blog nhanh và chính xác, Ban Quản Trị Blog Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM cần tuyển 2 bạn thanh niên (1 nam và 1 nữ) tuổi từ 18 trở lên, rành vi tính và blog để tham gia cập nhật thông tin và bài viết cho Blog của Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM (trường hợp chưa rành vi tính và blog sẽ được hướng dẫn cụ thể)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ anh Phan Hoài Đức, Trưởng Ban Quản Trị Blog Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM, Mobifone: 0903 657 056. Email: hoaiducphan@gmail.com.
.........................................................................................................................................................................................................................
Kính mời quý cộng tác viên tiếp tục gửi bài cộng tác, quý độc giả đón đọc và cổ động cho


Tuần báo được phát hành rộng rãi vào ngày thứ Năm hàng tuần trên toàn quốc. Giá 8.800 đ/ tờ. 
Quý v có thể liên hệ đặt mua báo tại bưu điện và các sạp báo trên toàn quốc 
hoặc tại Phòng Hành chính TBVN
Tòa soạn: 322 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, TP.HCM
ĐT: (08) 383 282 37 – (08) 383 282 38. Fax: 383 282 37
(Tiếp nhận bài viết, nhận xét, góp ý xây dựng) 
Cơ sở 1: 45 Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định, quận 1, Tp. HCM
ĐT: (08) 38200258 - 38200259
.........................................................................................................................................................................................................................

Thêm 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận  

Posted by Unknown

NGỌC TÂN

Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. Chùa này nằm ở chỗ hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Khu vực này năm xưa còn gọi là khu vực ngã ba Phượng Nhãn. Chùa nhìn ra ngã ba sông và nhìn về phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc. Phía sau chùa là thôn Đức La, xa hơn nữa là vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào vùng núi Yên Tử. Bao quanh chùa có một số núi lớn tiêu biểu là núi Cô Tiên. Ra vào chùa có thể đi theo sông Thương, sông Lục Nam và con đường quốc lộ 31 đi Trí Yên (Yên Dũng). Năm 2012, bộ mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu của nhân loại tại Kỳ họp toàn thể lần thứ 5 chương trình ký thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ở Thái Lan. Bộ mộc bản này gồm 3.050 đơn vị ván khắc, trong đó có 2 bộ kinh Phật và luật sa di giới, luận bàn, giải thích về kinh Phật và trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng các vị cao tăng thiền phái Trúc Lâm.
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngày này các sư gọi là ngày giỗ tổ nên cũng gọi là hội giỗ tổ chùa Vĩnh Nghiêm.
Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định) được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch nhằm nhớ ơn bà Chúa Liễu Hạnh (tức Phạm Tiên Nga, còn có các tên khác: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu). Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân”. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ Mẫu Liễu rất tôn nghiêm. Cùng thời điểm tổ chức lễ hội Phủ Dầy, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được cúng bái tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng. Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” ám chỉ Lễ hội Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định). Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt, gần quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình (tỉnh lộ 56). Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà Chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà Chúa Liễu Hạnh.
Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ (TP.HCM) phản ánh niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm và tri thức dân gian của ngư dân huyện Cần Giờ, được tổ chức vào dịp rằm Trung thu, trong 3 ngày từ 15 đến 17-8 âm lịch; trong đó có hai phần chính Lễ và Hội, phần trọng tâm của lễ hội là nghi lễ Nghinh Ông trên biển được diễn ra vào ngày 16-8 âm lịch. Các nghi thức cúng lễ thường được tổ chức tại Lăng Ông Thủy Tướng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân, nhằm tạ ơn Thần Nam Hải (cá Voi) và Thần biển đã che chở, hỗ trợ ngư dân trong cuộc sống, sản xuất. Lễ hội cũng là lễ cầu mong sự bình an khi ra biển, cầu mong một mùa bội thu, đây còn là dịp để các ngư dân tạ ơn những người đã chế tạo ra phương tiện và ngư cụ sản xuất. Theo những bậc cao niên Cần Giờ, miếu thờ lăng Ông Thủy tướng Cần Giờ đã có từ khi chúa Nguyễn vào Nam. Các đời chúa từ thế kỷ XVII-XIX đều có sắc phong và chỉ dụ các quan sở tại chu toàn việc hương khói. Hiện nay, miếu đang lưu giữ một bộ cốt cá ông gặp nạn và trôi dạt vào bờ từ năm 1971, dài 12m.
Hát bả trạo còn gọi là Chèo bả trạo, Hò đưa linh, Hò hầu linh, là một loại dân ca nghi lễ của cư dân ven biển từ Bình Trị Thiên đặc biệt là từ Quảng Nam - Đà Nẵng cho tới Bình Thuận. Hát bả trạo có nghĩa là hát có kèm theo động tác múa (bả = nắm chắc, trạo = mái chèo). Đây là một loại múa hát dân gian được tổ chức theo tục lệ hàng năm hoặc hai ba năm một lần nhân dịp lễ tế cá ông (hoặc lễ Nghinh Ông) còn được trình diễn nhân dịp đưa tang cá ông (cá voi) và trong các lễ hội cầu mùa của ngư dân. Nội dung hát bả trạo ca ngợi công đức của cá Ông cứu người, giúp đánh bắt được nhiều cá tôm hoặc mô tả quá trình lao động vất vả của ngư dân giữa biển khơi, đồng thời ca ngợi sự giàu có của biển và trên hết là sự đoàn kết của bạn chèo vươn tới cuộc sống ấm no đầy đủ. Có thể nói hát bả trạo gắn liền với nghi lễ, bởi vì khi tham gia Bả trạo tất cả mọi người, từ diễn viên đến khán giả đều cầu mong cho sự bình yên, thịnh vượng - từ lòng kính đối với Ông. Đây là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian mang tính nghi lễ của ngư dân ven biển, vì vậy trong lễ Nghinh Ông hát bả trạo đóng một vai trò quan trọng thu hút nhiều người tham gia và là một phần của văn hóa dân gian, tuy mang tính nghi lễ nhưng vẫn cung cấp được tài liệu quý báu về phong tục, tập quán và nghệ thuật. Dần dần, loại hình này biến thành múa hát nghi lễ, áp dụng trong tang gia của các ngư dân, rồi lan ra quần chúng, gọi là hò đưa linh. Thành viên của đội Hát bả trạo gồm có: Tổng Mũi, Tổng Khoang và Tổng Lái cùng khoảng 10 đến 16 con trạo tùy theo sự tổ chức của từng địa phương, nhưng phải luôn luôn số chẵn.
Về trang phục: Tổng Lái thông thường mặc lễ phục cổ truyền áo dài đen, quần dài trắng, khăn đóng đen. Tổng Mũi cũng ăn mặc giống như Tổng Lái, nhưng cũng có khi Tổng Mũi mặc một bộ đồ màu sắc rực rỡ như một diễn viên tuồng, tay cầm cặp sênh điều khiển. Còn Tổng Khoang mặc áo ba màu, quần ngắn, tay cầm gàu tát nước. Những người tham gia còn lại lập thành đội chèo. Tuỳ từng địa phương, mỗi đội chèo thường có từ 12 đến 16 người, cũng có khi lên đến 18 hoặc tối đa là 20 người và đặc biệt là số người tham gia đội chèo bao giờ cũng là số chẵn để cho cân xứng và trình diễn dễ dàng hơn. Các con trạo thì mặc áo trắng quần trắng (có quấn xà cạp) đầu chít khăn, lưng thắt vải đỏ, chân đi đất, tay cầm mái chèo dài 1m20, sơn đen trắng. Về nhạc cụ có đàn cò, trống, kèn và sênh.
Nghề dệt chiếu, xã Định Yên, xã Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) có truyền thống lâu đời hàng trăm năm qua và nổi danh nhờ nét văn hóa độc đáo qua tay nghề của những người thợ, cũng như chất lượng sản phẩm các loại chiếu truyền thống làm bằng cọng lác, cây bố vốn là những nguyên liệu tại chỗ. Nhưng độc đáo nhất vẫn là hình thức mua bán mang đậm nét đặc trưng vùng sông nước phương Nam, thương lái khắp nơi đậu ghe tấp nập ở bến sông, trước sân đình và nhóm chợ vào đêm khuya tới sáng nên dân gian và người địa phương gọi là “Chợ Ma”. Nghề này đang được người dân địa phương duy trì. Tuy việc dệt chiếu và hình thức mua bán đã có phần thay đổi so với trước đây nhưng nghề truyền thống này vẫn luôn là niềm tự hào của người dân Lấp Vò nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Theo thống kê của Bộ, tính tới nay, trên địa bàn cả nước đã có tất cả 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận.

GÓC BIẾM HỌA  

Posted by Unknown

Họa sĩ sa tế

Thầy thuốc văn nghệ  

Posted by Unknown

Hiện tượng ruồi bay
Bác sĩ ĐÀO TY TÁCH



Hiện tượng ruồi bay là những điểm lạ xuất hiện trong tầm nhìn của chúng ta như các đốm đen hay các vết màu xám, đôi lúc có hình sợi dài hay hình mạng nhện trôi dạt lơ lửng khi chúng ta di chuyển mắt nhìn. Hầu hết các hiện tượng ruồi bay xảy ra do những thay đổi liên quan đến tuổi tác khi chất dịch kính bên trong mắt trở nên lỏng hơn khiến các sợi nhỏ trong dịch kính này có xu hướng co cụm lại với nhau và đổ bóng trên võng mạc thành hình ruồi bay. Nếu chúng ta thấy gia tăng đột biến số lượng ruồi bay trong mắt thì cần viếng thăm chuyên gia mắt ngay lập tức - nhất là khi có kèm theo hiện tượng lóe sáng hay mất thị lực hai bên mắt vì đây là tình trạng cấp cứu có thể gây mù vĩnh viễn.Các dấu hiệu của hiện tượng ruồi bay bao gồm: nhìn thấy một đốm đen hay nhiều đốm đen xếp thành chuỗi, những đốm đen này lơ lửng khi ta di chuyển đôi mắt, và khi ta cố gắng nhìn thì ruồi sẽ… bay nhanh chóng ra khỏi tầm mắt. Chứng ruồi bay rõ nhất khi chúng ta nhìn vào một nền sáng đơn giản như trên bầu trời xanh hoặc trên bức tường trắng. Nên đi thăm thầy thuốc ngay nếu ta thấy nhiều ruồi bay trước mắt hơn bình thường, ruồi bay kèm lóa sáng hay mất thị lực hai bên vì đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể đưa đến rách võng mạc hay bong võng mạc.Hiện tượng ruồi bay có nguyên nhân là những thay đổi trong thủy tinh thể hay dịch kính khiến chất này không còn trong suốt mà xơ hóa hay vẩn đục tạo thành các hạt cản quang gây nên những bóng đen nhỏ trên võng mạc. Viêm màng bồ đào sau mắt cũng gây ra hiện tượng ruồi bay trong mắt. Xuất huyết trong dịch kính do chấn thương và các bệnh lý của mạch máu nuôi mắt, bệnh lý rách võng mạc khi chất dịch kính co kéo gây áp lực trên võng mạc cũng đưa đến hiện tượng ruồi bay mà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bong võng mạc và mất thị lực vĩnh viễn. Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hiện tượng ruồi bay bao gồm tật cận thị, chấn thương mắt, các biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc tiểu đường.Muốn chẩn đoán hiện tượng ruồi bay, thầy thuốc thường tiến hành khám mắt sau khi nhỏ thuốc giãn nở đồng tử để nhìn rõ hơn các thành phần bên trong mắt. Đôi khi thầy thuốc còn cho xét nghiệm máu, siêu âm hay chụp cắt lớp điện toán để tìm nguyên nhân gây ra chứng ruồi bay.Trong hầu hết các trường hợp, không cần điều trị chứng ruồi bay mà nên tập sống chung với các chú ruồi này tuy lúc đầu chú làm cho ta khó chịu bực bội.Trong trường hợp hiếm hoi, các chú ruồi bay quá lớn hay quá nhiều làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc làm thì cần xem xét phẫu thuật.Thầy thuốc nhãn khoa sẽ dùng tia laser bắn phá các chú ruồi bay, tuy nhiên rủi ro phẫu thuật là gây tổn thương võng mạc nếu... bắn không chính xác. Thầy thuốc có thể loại bỏ dịch kính qua một vết rạch nhỏ trong mắt và đặt vào đó một dung dịch thay thế giúp duy trì hình dạng bình thường của mắt. Sau đó, cơ thể của chúng ta sẽ dần dần tạo ra chất dịch mới lấp đầy chất dịch kính cũ. Tuy nhiên, phẫu thuật loại bỏ chất dịch kính không tiêu diệt được tất cả các chú ruồi bay và nhiều ruồi bay mới vẫn có thể phát sinh thêm, chưa kể đến các rủi ro phẫu thuật như xuất huyết võng mạc.

Điểm mới của cuộc thi văn học tuổi 20 lần thứ 5  

Posted by Unknown

NGUYỄN DƯƠNG

Cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 5” do Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn TP.HCM và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức bắt đầu nhận bản thảo từ ngày 14-9-2013 và sẽ kết thúc vào ngày 24-3-2014 (tính theo dấu bưu điện). Đề tài của cuộc thi lần thứ 5 này là “Hãy viết về con người, cuộc sống, khát vọng của lứa tuổi đẹp nhất, nhiều ước mơ, nhiều trăn trở và nhiều thử thách nhất, tuổi hai mươi hôm nay”. Thể loại gồm có: Truyện dài và Tập truyện ngắn (ít nhất là 6 truyện). Cuộc thi có nhiều điểm thay đổi nhằm khuyến khích các cây bút trẻ mạnh dạn tham gia, theo thể lệ, tác phẩm dự thi sẽ được Ban tổ chức chọn in trong tủ sách Văn học Tuổi Hai mươi lần V và phát hành rộng rãi. Do đó, ngày 18-9-2013 Ban tổ chức đã ra mắt 5 tác phẩm được chọn in trong đợt 1 của cuộc thi trước ngày công bố kết quả chung cuộc, gồm: truyện dài “Anh đã đợi em, từng ngày” của Nguyễn Thị Thanh Bình, “Hạt Hòa Bình” của Minh Moon, “Ngôi nhà không cửa sổ” của Khiêm Nhu, “Ở trọ Sài Gòn” của Nguyễn Hoàng Vũ và “Urem - người đang mơ” của Phạm Bá Diệp.
Đại diện Nhà xuất bản Trẻ, ông Nguyễn Minh Nhựt khẳng định: - In sách không có nghĩa là đã được giải, vì song song với việc chấm thi, Ban tổ chức sẽ tuyển chọn những tác phẩm có chất lượng tốt để xuất bản, giới thiệu đến bạn đọc, công việc làm này tuy cực và sẽ gây nên áp lực không nhỏ cho Ban giám khảo, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ là yếu tố hay cho cuộc thi “Văn học tuổi 20”, kết thúc đợt 1 Ban tổ chức đã nhận được trên 70 tác phẩm của các tác giả gửi về dự thi. Năm tác phẩm được xuất bản lần này đại diện cho 5 cá tính, đề tài và thể loại khác nhau, và đây cũng chưa phải là 5 bản thảo được chọn vào vòng chung khảo. Theo dự trù, chúng tôi sẽ in khoảng 50 tác phẩm được chọn từ các bản thảo dự thi và 100 tác phẩm sẽ được phổ biến dưới dạng sách điện tử kể từ ngày 18-9-2013 cho đến khi kết thúc cuộc thi lần thứ 5 vào năm 2014. Ngoài ra, các tác phẩm dự thi được giới thiệu, chọn chuyển thể thành phim truyền hình dài tập trên kênh Today TV.

Công bố sách hay 2013  

Posted by Unknown

CAO NGUYỄN

Lễ công bố giải Sách Hay 2013 và Tọa đàm “Sách & Khai minh” do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn REX, TP.HCM vào lúc 8 giờ 30 ngày 22-9-2013, thu hút gần 1.000 người là nhân sỹ trí thức, doanh giới, giáo giới, báo giới, giới văn nghệ sĩ và đông đảo độc giả mê sách trong cả nước đến tham dự. Ngoài việc muốn biết kết quả giải thưởng, tôn vinh những cá nhân và tổ chức đã góp phần cho ra đời những cuốn sách có giá trị, đây còn là dịp để những người có tâm huyết cùng ngồi lại với nhau, góp tiếng nói của mình để cùng sẻ chia, bàn bạc nhằm hướng đến những giải pháp thiết thực nhằm góp phần chấn hưng nền tri thức - văn hóa của nước nhà.
Giải thưởng bao gồm 7 hạng mục: Nghiên cứu, giáo dục, văn học, kinh tế, quản trị, thiếu nhi và phát hiện mới. Mỗi hạng mục được phân chia thành hai thể loại viết và dịch. Hạng mục “Phát hiện mới” do Hội đồng xét giải xét chọn có tiêu chí lựa chọn những tác phẩm thuộc tất cả các lĩnh vực, ra đời chưa lâu (đuợc xuất bản trong vòng 5 năm trở lại đây), mang tính mới mẻ, đột phá...
Ở hạng mục sách nghiên cứu, cuốn “Thần người và đất Việt” - tác giả Tạ Chí Đại Trường đoạt giải ở thể loại sách viết; ở thể loại sách dịch là cuốn “Xứ đàng trong” của dịch giả Nguyễn Nghị.
Hạng mục sách văn học thể loại sách viết là cuốn “Biển và chim bói cá” (tác giả Bùi Ngọc Tấn); thể loại sách dịch là tác phẩm “Nắng tháng Tám” của dịch giả Quế Sơn.
Hạng mục sách thiếu nhi thể loại sách viết đuợc trao tặng cuốn “Những giọt mực” (tác giả Lê Tất Điều); thể loại sách dịch thuộc về cuốn “Totto Chan bên cửa sổ” do Trương Thùy Lan dịch…
Hạng mục “Phát hiện mới” thể loại sách viết được trao cho tác phẩm “Chuyện nghề của Thủy” (tác giả Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng) và tác phẩm “Giã biệt hoang vu” (tác giả Nguyễn Hàng Tình); thể loại sách dịch trao giải cho cuốn “Chuyên ngành cơ khí”.
Trong lễ công bố “Giải thưởng Sách Hay” năm nay còn có thêm phần tọa đàm với chủ đề “Sách và Khai minh” do Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, GS-TSKH Nguyễn Văn Trọng và Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung chủ trì. Cuộc tọa đàm đã đem đến một không khí trao đổi chân tình, thú vị với nhiều góc nhìn đa chiều, sâu sắc về sách và vai trò của sách đối với khai minh, khai sáng trên thế giới và Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay. q

KỶ NIỆM 40 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – PHÁP  

Posted by Unknown

Khánh thành công trình chiếu sáng mỹ thuật Bưu điện Trung tâm thành phố

DƯƠNG ĐÔNG - ĐĂNG NGUYỄN
18giờ ngày 22-9-2013, lễ khánh thành Dự án “Chiếu sáng mỹ thuật Bưu điện Trung tâm thành phố” được tổ chức tại sảnh Bưu điện TP.HCM, do Ủy ban Nhân dân TP.HCM chủ trì, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, Sở Ngoại vụ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại - Sở Ngoại vụ TP.HCM đồng tổ chức. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, và diễn ra đồng thời với sự kiện Chính phủ hai nước phát hành chung bộ tem về chủ đề “Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Alexandre Yersin”.
Trong quan hệ hợp tác giữa Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Lyon, Chính quyền Lyon đóng góp chi phí thiết kế và giám sát, Hiệp hội chiếu sáng Lyon đóng góp phần lớn chi phí mua sắm vật tư, Ủy ban Nhân dân đóng góp giá trị thi công và một phần thiết bị.
Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Lyon được thiết lập từ năm 1997 trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, quy hoạch và phát triển đô thị, giao thông đô thị, chiếu sáng công cộng… Cho đến nay, Lyon, Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội chiếu sáng Lyon đã hợp tác thựcq
Bưu điện Trung tâm thành phố
hiện một số dự án điển hình như: Chiếu sáng mỹ thuật Bảo tàng Nhà Rồng (1997), trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Nhà hát Thành phố (2008).
Tòa nhà Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc kiểu Pháp có giá trị tiêu biểu, có hơn 120 năm tuổi, là một điểm đến tham quan không thể thiếu của du khách khi tới thành phố.
Đến tham dự khánh thành công trình “Chiếu sáng mỹ thuật Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh” có đại diện Văn phòng Thành ủy TP.HCM, đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP.HCM và đại diện các Sở, Ban ngành, đoàn thể gồm: Sở Ngoại vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện TP, Viễn thông Thành phố, Ủy ban Nhân dân Q1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố, Công ty Chiếu sáng công cộng…
Phía Pháp có phái đoàn 22 người do Phó Thị trưởng Thành phố Lyon dẫn đầu cùng với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam và Tổng lãnh sự Pháp.

Việt Nam công bố 3 kỷ lục châu Á mới  

Posted by Unknown

HỒNG HOA - LÂM NGỌC

Trong Hành trình quảng bá những giá trị Việt Nam ra thế giới của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tính đến tháng 7-2013, đã có 23 kỷ lục Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á, cùng với 12 món ăn đặc sản của Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á. Những thành công này đã góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Tháng 8-2013, có thêm 3 kỷ lục Việt Nam mới được công nhận là kỷ lục châu Á, gồm có: Tiến sĩ sinh học với nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhất; Nhà hát duy nhất tại châu Á biểu diễn múa rối nước suốt 365 ngày trong năm; Hãng hàng không có nhiều hoạt động văn hóa giải trí nhất châu Á. Đây là những kỷ lục mới về khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật dân tộc và những sáng tạo dịch vụ mới.
TS. Lê Văn Trí
Kỷ lục đầu tiên thuộc về tiến sĩ Lê Văn Tri: từ năm 1991 đến nay, anh đã có 16 Bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học với khả năng, hiệu quả ứng dụng cao, là người có số bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhiều nhất châu Á. Trong đó có: Chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ sử dụng chế phẩm này; Quy trình xử lý phân thải trong chăn nuôi lợn thành phân bón phức hợp hữu cơ vi sinh; Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để phòng trừ và hạn chế bệnh phát sáng trong nuôi trồng thủy sản; Quy trình sản xuất phân bón sinh học tổng hợp dùng để xử lý đáy ao hồ trước khi nuôi trồng thủy sản; Chế phẩm dùng để xử lý nước ao nuôi thủy sản; Chế phẩm tăng năng suất lúa; Chế phẩm tăng năng suất lạc, và Phương pháp thu nhận Gibberrellin.
Kỷ lục thứ hai thuộc về Nhà hát múa rối Thăng Long, là nhà hát múa rối duy nhất tại châu Á biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm với hơn 2.000 chương trình múa rối nước hàng năm và đã giới thiệu bộ môn nghệ thuật cổ truyền dân tộc Múa rối nước Việt Nam tới hơn 50 quốc gia: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Nhà hát Múa rối Thăng Long
Múa rối nước ra đời vào khoảng thế kỷ XI ở vùng châu thổ sông Hồng, Việt Nam. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam.
Kỷ lục cuối cùng thuộc về Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VIETJET AIR). Từ khi xuất hiện vào ngày 24-12-2011, Vietjet Air là hãng hàng không 
thế hệ mới đầu tiên mang đến những chuyến bay chất lượng tốt nhất với mức chi phí tiết kiệm nhất cho hành khách. Với phương châm hoạt động là tôn trọng lợi ích khách hàng, Vietjet Air không chỉ là phương tiện vận chuyển mà còn tập trung mang đến cho khách hàng nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay. Tính đến thời điểm hiện tại, VietJet Air đã tổ chức các sự kiện về văn hóa và giải trí một cách sáng tạo trên máy bay lẫn dưới mặt đất có số lượng nhiều nhất so với các hãng hàng không khác trên toàn châu Á, với gần 40 tiết mục từ: Lễ đón máy bay, Tắm máy bay… đến… Tặng quà cho hành khách, Đám cưới đầu tiên trên máy bay, Kỷ lục Thế giới hôn trên máy bay… và VietJet Air đồng hành cùng phim Plane của Disney, sản xuất các món quà lưu niệm vui nhộn, độc đáo... Những sáng tạo trên đã tạo thêm giá trị và niềm vui cho hành khách đi trên máy bay VietJet Air. Tuy là một hãng hàng không non trẻ nhưng những sáng tạo của họ đã tạo thêm giá trị cho VietJet Air trên hành trình phát triển của các hãng hàng không tại Việt Nam.
Ba kỷ lục mới này được trao trong Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 26 tại Khách sạn Rex, TP.HCM.
Vietjet (Vietjet Air)

Câu chuyện âm nhạc của mỗi người  

Posted by Unknown


NGỌC CHI – HIẾU LÊ

Nhóm 5 Dòng Kẻ

Chương trình ca nhạc mang tên “Câu chuyện âm nhạc” do Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp sản xuất dành cho người yêu nhạc diễn ra vào thứ bảy, tuần thứ ba của tháng lúc 20 giờ tại Phòng trà 
Nam Quang và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9. Theo ban tổ chức, để tạo ấn tượng cũng như màu sắc riêng cho chương trình “Câu chuyện âm nhạc”, tên gọi của mỗi chủ đề gắn liền với buổi diễn mỗi tháng chỉ bằng một chữ, ví dụ như chương trình tiếp theo sau tháng 9 có chủ đề là Mẹ, chủ đề Ơn dành cho tháng 11, Đông (tháng 12), Tết (tháng 1-2014), Tình (tháng 2-2014), Em (tháng 3-2014), Quê (tháng 4-2014), Phố (tháng 5-2014), Mưa (tháng 6-2014).
Ca sĩ Đức Tuấn
Chương trình đầu tiên là sự tổng hợp của 9 tháng tiếp theo đã đến với khán giả vào đêm thứ bảy 21-9-2013. Xuất hiện trong đêm diễn đầu tiên, mỗi bài hát của ca sĩ có nội dung dính đến các chủ đề của những tháng tiếp theo. Ca sĩ Mỹ Lệ mở màn cho đêm diễn với ca khúc “Câu chuyện nhỏ của tôi” cùng sự phụ họa của vũ đoàn đã tạo ra một không khí sôi động cho đêm nhạc, ca sĩ Đồng Lan hát ca khúc “Mẹ tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến, nhóm 5 Dòng Kẻ biểu diễn bài hát có giai điệu vui tươi trong trẻo “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, cặp đôi Hồ Trung Dũng - Phương Vy thể hiện ca khúc nhạc ngoại lời Việt “Tuyết rơi”, ca sĩ Giao Linh trở lại với khán giả Việt Nam bằng một ca khúc xưa “Anh cho em mùa xuân” “Mùa xuân ơi” do ba ca sĩ nhí trình bày, gồm Lê Nguyên (Giọng hát Việt nhí) và Đức Anh, Bảo Trân (Đồ rê mí), hai ca sĩ Phương Thanh và QuangHà tặng khán giả có mặt tại rạp Nam Quang một liên khúc mang tên “Anh còn yêu em” “Anh còn nợ em”, tiết mục kế tiếp là của ca sĩ Noo Phước Thịnh với ca khúc “Em trong mắt tôi” và Đức Tuấn cũng có mặt trong “Tình ca phố”, Thái Trinh và nhóm It s’ time biểu diễn bài hát “Chào Việt Nam” (Bonjour Vietnam) và cuối cùng là ca khúc “Mưa ngâu” dưới sự thể hiện của tam ca Ái Phương, Tiêu Châu Như Quỳnh, Lân Nhã...
Do mỗi chương trình “Câu chuyện âm nhạc” có một chủ đề riêng, nên các bài hát được chọn lọc theo các tiêu chí đảm bảo giá trị âm nhạc và sự hấp dẫn nhiều đối tượng khán giả. Ở mỗi chủ đề, khán giả sẽ được biết thêm nhiều về những bài hát tưởng như đã rất quen thuộc qua những câu chuyện kể từ người dẫn chương trình và cả những giai thoại gắn với bài hát khi đi vào đời sống công chúng. Nhiều ca khúc được phối lại hoàn toàn mới, với những cái “đầu tiên” như: những bài hát lần đầu tiên được trình diễn trên sân khấu, những cặp đôi lần đầu kết hợp…, đây cũng là một trong những điểm nhấn mang đến cho chương trình thêm nhiều màu sắc và cuốn hút.

Tiêu Châu Như Quỳnh, Ái Phương và Lân Nhã
Khán giả cho rằng “Câu chuyện âm nhạc” đã dành cho họ nhiều cảm xúc, hiểu thêm nhiều cái mới thông qua cái cũ, được thưởng thức những bài hát mà mình yêu thích và hiểu rõ hơn với những điều tiếng từ quá khứ cũng như hiện tại mà loại hình này đang gánh gồng, hy vọng chương trình này sẽ làm những khán giả yêu âm nhạc đang “ngủ đông” sẽ thức giấc. 

Chợt nhớ bài  

Posted by Unknown

"Con cá, chột nưa"
LÊ ĐỨC ĐỒNG
(Trường THPT Chuyên NT Minh Khai, Sóc Trăng)

Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trên miền Bắc XHCN, nhiều lứa học trò như chúng tôi được học bài thơ “Con cá, chột nưa” của nhà thơ Tố Hữu.
Bài thơ là một “vở kịch” khá gay cấn về câu chuyện tuyệt thực đấu tranh trong lao tù thực dân Pháp. Đã gần một tuần, chỉ có nước lã cầm hơi nhưng ai nấy đều giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng (Năm sáu ngày mệt xỉu/ Thuốc làm khuây mấy điếu/ Vài ba hớp nước trong/ Suy nghĩ chuyện bao đồng/ Vẫn không ngoài chuyện đói). Cái bụng đói cồn cào không cách nào “giấu được” tưởng chừng gục ngã trước mọi cám dỗ của đời thường: cai ngục vẫn dọn cơm bình thường, để ngay gần cửa và hướng trước gió để mùi cơm, mùi cá lan tỏa khắp dãy phòng giam (Đầu sàn canh bốc khói/ Chén cá nức mùi thơm/ Lên họa với mùi cơm/ Sao mà như cám dỗ!).
Cái đói làm cho giấc ngủ không yên và “cái bụng” luôn tìm mọi lý do nhằm che giấu cái xấu của mình (Muốn ngủ mà không ngủ/ Cái bụng cứ nằn nì/ Ăn đi thôi, ăn đi/ Chết làm chi cho khổ?). Người chiến sĩ vẫn kiên cường (Im đi cái giọng mày/ Tao thà cam chịu chết!). “Cái bụng” tiếp tục tấn công nhằm hạ gục đối thủ (Đời mới hai mươi xuân/ Chết làm chi cho khổ!). Và trơ tráo thay, hắn bày mưu mẹo cho người chiến sĩ cách mạng “cách ăn, cách súc miệng” nhằm xóa mất dấu vết “ăn vụng” (Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa/ Có ai biết, ai ngờ/ Thế vẫn tròn danh dự/ Không can chi mà sợ/ Có hôi miệng hôi mồm/ Còn sẵn nước khi hôm/ Uống vô là sạch hết!).
Đến lúc này thì người chiến sĩ cách mạng có vẻ xiêu lòng (Lần này tôi thú thiệt/ Lời hắn cũng hay hay/ Lý sự cũng đủ đầy/ Nghe ra chừng phải quá/ Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa/ Có ai biết ai ngờ/ Thế vẫn tròn danh dự!).
Nhưng ý chí, nghị lực của con người từng trải qua luyện rèn, qua thử thách, gian khổ đã chiến thắng “con người cá nhân” trong bản thân mình! Danh dự con người, danh dự một tập thể, một tổ chức mà mình được sống trong đó - không thể nào mua bán, mặc cả được! (Danh dự của riêng thân/ Là của chung đồng chí/ Phải giữ gìn tỉ mỉ/ Như tròng mắt, con ngươi/ Đến cạn máu, tàn hơi/ không xa rời kỷ luật!).
Danh dự cá nhân trong tập thể là danh dự của chung, của mọi người. Mỗi người trong tổ chức ấy, tập thể ấy biết bảo vệ danh dự của mình cũng là bảo vệ danh dự tập thể! “Danh dự của riêng thân/Là của chung đồng chí!”.

Bài học ngày xưa ấy còn mang tính thời sự nóng hổi hôm nay! 

 

Posted by Unknown

“Cuộc chiến” giữa ánh sáng và bóng tối xung 
quanh Điều 258 của Bộ luật Hình sự

ĐÔNG LA
Đang có một “cuộc chiến” náo nhiệt trên nhiều kênh truyền thông xung quanh Điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Đó là cuộc chiến “xin chữ ký” giữa hai nhóm mà đại diện là hai cô gái, một bên là Phạm Thị Đoan Trang (đã trên 30, từng có tiền sự khi làm phóng viên VietNamNet) của nhóm Tuyên bố 258 phản đối điều luật và một bên là Hoàng Thị Nhật Lệ (mới 20, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Kinh tế quốc dân) của nhóm “Lời kêu gọi” phản đối “Tuyên bố 258”. Đó là cuộc chiến giữa đúng sai, phải trái, tốt xấu, nói cho hình tượng là cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối. Thật thú vị khi phần thắng áp đảo đang nghiêng về phía ánh sáng, về phía của cô sinh viên Nhật Lệ. Thú vị hơn nữa khi Nhật Lệ còn như là một cô bé nhưng đã đàng hoàng, chững chạc, chủ động tiến công, từ đối tượng chính là nhóm “Tuyên bố 258” đến những tổ chức truyền thông nước ngoài, vốn hay lợi dụng mọi chuyện để chống phá VN, cùng bè lũ biến chất trong nước chuyên gây rối, làm mất ổn định chính trị; đỉnh điểm là vụ “lật pháp”, đưa kiến nghị đòi thay thế Hiến pháp, đề nghị Lời nói đầu Hiến pháp không nhắc đến công ơn Đảng, Bác nữa, đòi bỏ Điều 4 hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, đòi quân đội, công an tách ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng,…

Vốn quen thân với blogger Võ Khánh Linh sau khi đọc bài viết của cô về Cù Huy Hà Vũ ngày nào nên tôi hay vào blog đọc. Tôi đã rất ủng hộ trang Võ Khánh Linh đăng LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN VÀO BẢN “PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258”. Trong đó có đoạn:
“Để chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy, nhóm “Tuyên bố 258” chỉ là một thiểu số ít ỏi phản bội lợi ích dân tộc, mạo danh cộng đồng/dân tộc, lừa bịp dư luận làm những việc tổn hại nghiêm trọng đến lòng tự tôn dân tộc, trái với pháp luật quốc tế, chia rẽ tinh thần đoàn kết của dòng máu Lạc Hồng, khiến cho cộng đồng và các tổ chức quốc tế hiểu sai, ấn tượng xấu vcon người Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ, các blogger/facebooker tham gia ký tên vào “Phản bác Tuyên bố 258” để chúng thấy được sức mạnh cộng đồng, phơi bày sự lạc loài, lật tẩy các thủ đoạn đen tối của những kẻ luôn mạo danh “nhân dân”, “người yêu nước”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”…, chứng minh cho các quan thầy/nhà tài trợ cho chúng hãy từ bỏ ảo tưng/tham vọng hão huyền”.
Tôi không ký tên mà đã ủng hộ bằng cách đăng lại trên blog “Lời kêu gọi” và viết hẳn một bài: “Đoan Trang - tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ”. Bài viết đã được Báo Văn Nghệ TP.HCM đăng ngay trên số 272, ngày 19-9-2013. Võ Khánh Linh đã nhắn tin cảm ơn và nói những người khởi xướng “Lời kêu gọi” trên là một nhóm sinh viên, vì bức xúc đã hành động hoàn toàn độc lập, nên “bác là cây đa cây đề mà ủng hộ các em nó như thế thật là tốt, sẽ có email cảm ơn bác đấy”. Và rồi tôi đúng là nhận được thư thật:
“Lệ Hoàng <hoangle.hd93@gmail.com> Sep 16 (1 day ago) to me
Cháu chào bác Đông La
Cháu xin tự giới thiệu, cháu là Hoàng Thị Nhật Lệ, hiện tại cháu đang là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Kinh tế quốc dân. Cháu là một trong những người khi xướng kêu gọi ký tên phản bác “Tuyên bố 258”.
Trong quá trình đấu tranh với bè lũ phản động, nhóm chúng cháu đã gặp không ít khó khăn, bi lẽ phần lớn các bạn đu là sinh viên, đu đi làm thêm để trang trải cuộc sống chốn Hà thành. Bản thân cháu cũng vậy, thời gian dành để hoạt động không nhiu nên gặp rất nhiu khó khăn. Cháu biết bác là một văn sĩ rất quan tâm đến tình hình đất nước. Cháu hy vọng bác có thể giúp đỡ cháu trong việc tuyên truyn để mọi người có cái nhìn đúng đắn nhất vĐiu 258 Bộ luật Hình sự cũng như “Tuyên bố 258” và âm mưu của các thế lực thù địch.
Cháu xin chờ hồi âm của bác.
Chúc bác tuần mới vui vẻ!”
Nhận thư tôi rất vui và khâm phục khi một cô gái mới 20 tuổi mà đã có một hành động như một chiến sĩ quả cảm và có trách nhiệm cao như vậy. Tiếp theo Lệ gởi cho tôi mấy bài phản bác “Lời kêu gọi” và muốn tôi có ý kiến. Tôi nghĩ với mấy cô bé này mà không bênh vực thì còn bênh vực ai nữa đây?

I. NGUYỄN NGỌC GIÀ - PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Trong các bài Lệ gởi có bài “Chúc cho “Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động” thành công rực rỡ!” của Nguyễn Ngọc Già (Danlambao).
Tôi không biết người này là ai, mà miệng lưỡi giống như của bọn tâm lý chiến chế độ cũ đến giờ vẫn còn cay cú về chuyện “mất nước, thua cuộc”... Tất nhiên nếu họ hiểu từ khi Vua Thành Thái, Duy Tân bị đi đầy, con cháu chắt chít của các ngài giờ chỉ nói tiếng Tây, thì họ chẳng có cái nước nào để mà bị mất cả, mới hiểu tại sao ông Kỳ lại tự thấy chỉ là bù nhìn thôi, mới thấy những miếng ăn sung sướng mình từng được ăn ngày nào là có dính máu, như Frances Fitgerald đã viết về “cái Thành phố Sài-Gòn”, nó “đã trở nên béo mập bi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương” (fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West).
Nhưng “cô cháu” Nhật Lệ có ý muốn mình giúp một tiếng nói thì phải viết thôi.
Mở đầu bài viết Nguyễn Ngọc Già lấy hai chuyện: “Tòa án La Haye xPhó Tổng thống Kenya “phạm tội ác chống nhân loại” “Ý kiến Tổng thống Hoa Kỳ v… vụ giết người bằng vũ khí hóa học”, rồi cho chết như ở Kenya và Syria như vậy còn sướng hơn sống tại Việt Nam “xứ sở được mệnh danh “thiên đường XHCN” vì: “vụ chôn chất hóa học” ở xã Yên Lâm thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, làm người ta mắc các bệnh: ung thư, thần kinh,…
Đây chính là lối viết mà báo chí chính thống ở VN gọi là “giọng điệu xuyên tạc của thế lực thù địch”. Ai cũng biết trong một gia đình con con còn biết bao chuyện huống hồ một xã hội. Lấy một vài chi tiết xấu rồi vu lên cho tất cả thì đúng là lối “thổi phồng, xuyên tạc”. Như bên Mỹ “Theo một báo cáo của quân đội Mỹ, tính từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, số binh sỹ Mỹ tự tử là 161 người, trong đó có 109 trường hợp thuộc binh chủng lục quân. Theo thống kê, cứ trung bình 17 tiếng lại có 1 lính Mỹ tự t”; rồi “Ít nhất 13 người thiệt mạng và nhiu người bị thương trong vụ nã súng ở một cơ scủa hải quân Mỹ ở thủ đô Washington ngày 16-9”;… thì theo giọng điệu Nguyễn Ngọc Già như trên, sống ở VN có sướng hơn ở “thiên đường Mỹ” không?
Với cái nhìn đen tối đó, Nguyễn Ngọc Già đã cố tình sai lầm khi viết về những chuyện xảy ra tại Việt Nam, như vụ Cù Huy Hà Vũ, vụ Tiên Lãng, vụ Văn Giang,… và gần đây nhất là vụ “Tuyên bố 258” của nhóm Đoan Trang.
Trước khi giễu cợt nhóm của Nhật Lệ viết “Lời kêu gọi”, Nguyễn Ngọc Già như một con vẹt rao giảng về “Xã hội dân sự”.
Tôi thấy “Chủ nghĩa xã hội dân chủ”, “Nhà nước pháp quyền”, “Xã hội dân sự”;… quả là rất hay. Nhưng với chính trị, dập khuôn cái hay chưa chắc cho ra kết quả tốt, mà cái phù hợp mới chính là cái hay nhất. Bài học nhãn tiền là sự tan rã Liên Xô. Rõ ràng việc cải tổ ở Liên Xô là cần thiết, nhưng phải theo cách phù hợp, còn như Gooc-ba-chov đã hoang tưởng ra bao điều tốt đẹp khi theo đuôi người ta, để rồi không chỉ làm Liên Xô tan rã mà chính ông ta cũng bị hất cẳng, thành người bên lề lang thang, và phải cay đắng thú nhận là “thất bại”.Chính Putin phải thừa nhận việc Liên Xô tan rã là “thảm họa”, vì không biết đến bao giờ nước Nga mới có thể có được vị thế như Liên Xô ngày xưa.
Có một số Việt kiều sống nước ngoài sung sướng, hay khen chế độ của người ta tươi đẹp, rồi ngông ngạo chê bai quê cha đất tổ của mình. Điều này rất đúng theo Định luật Phản xạ có điều kiện: miệng ăn ngon thì óc tiết ra ý thức ngợi khen! Nhà sinh lý học người Nga Pavlov, giải Nobel năm 1904, đã xây dựng nên định luật đó dựa trên hàng loạt thí nghiệm trên loài vật: chúng thường có phản xạ tiết dịch vị khi thấy thức ăn.
Cũng với sự “thông thái” đó, Nguyễn Ngọc Già cho:
“Một số người vẫn không hiểu khái niệm “xã hội dân sự” tốt đp đến chừng nào, nên mới đây trang Tin Tức Hàng Ngày cho biết xuất hiện: “Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động: trong vụ việc phản đối “Tuyên bố 258”.
Cách nhìn về vụ việc như vậy là không đúng với bản chất vấn đề.
Vấn đề ở đây là thực tế xã hội VN có tình trạng có những người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá đất nước. Trong hành trình phát triển, dù những nước phát triển nhất, vẫn có những vấn nạn. Khác với những người có lương tri mong muốn Nhà nước khắc phục sai trái để đất nước ổn định phát triển thì những người xấu lại lợi dụng sự sai trái ấy làm loạn thêm để trục lợi. Chính vậy Quốc hội mới ban hành Điều 258 của Bộ luật Hình sự để ngăn chặn. Rõ ràng đây là việc rất đúng đắn và cần thiết. Nó giúp người ta hiểu rõ hơn luật pháp để tránh phạm tội. Nhưng với những người có ý thức chống phá đất nước như nhóm Đoan Trang, điều luật đó lại trở thành chứng cớ định tội họ. Chính vậy họ mới liều mạng làm một việc động trời như vậy. Thấy việc sai trái đó, Nhật Lệ và nhóm bạn sinh viên của mình đã ra “Lời kêu gọi” để chống lại.
Tất cả chỉ là như vậy thôi!
Rõ ràng, nhóm Nhật Lệ có một hành động rất đẹp, rất trong sáng, và tôi thấy có một chút “trẻ con” rất đáng yêu nữa! Nó rất đáng được ca ngợi, bởi Nhật Lệ đã hành động đúng như lời Nhà bác học vĩ đại Einstein dạy: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác, nhưng bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả”.
(Xem tiếp kỳ sau) 

Powered by Blogger.

Archives