ĐỌC SÁCH  

Posted by Unknown

Tagalau có ấn bản mới
TRÀ CHÂN

Tagalau 14, Tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu văn hóa Chăm
Inrasara - Jalau Anưk (đồng chủ biên).
NXB Thanh niên, H., 2013.
In 1.000 cuốn, khổ 20,5 x 28,5cm.
Tagalau tên tiếng Chăm, là cây bằng lăng, mọc nhiều ở miền núi Ninh Thuận và Bình Thuận. Nó biểu trưng cho tính dân dã, sức chịu đựng, sự khiêm tốn, và nhất là cho nỗ lực nở hoa dù phải mọc trên mảnh đất nghèo cằn.
Tagalau được nhóm trí thức Chăm chọn làm tên cho đặc san: Tagalau - Tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu văn hóa Chăm. Là tuyển tập chứ không phải là tập san hay tạp chí, nên Tagalau không xuất bản định kì. Tagalau ra đời với 3 mục đích khiêm tốn: Giúp người Chăm phần nào hiểu được văn hóa ngôn ngữ dân tộc mình; giới thiệu các nét đặc trưng văn hóa Chăm đến với các dân tộc anh em, từ đó các dân tộc hiểu và thông cảm nhau hơn; tạo diễn đàn cho anh chị em có đất để in sáng tác hãy còn khiêm tốn của mình; và cuối cùng, người Chăm ở vùng sâu vùng xa hay hải ngoại nhận được các thông tin về sinh hoạt văn hóa xã hội của dân tộc mình.
13 năm, từ khi Tagalau mở mắt chào đời vào mùa Katê đầu thiên niên kỉ thứ 3 sau Công nguyên. 13 năm với 13 kì trọn vẹn, và liên tục. Đó là điều may mắn.
“Không thể và không nên kể về những khó khăn thử thách trên bước đường hoài thai dưỡng dục, bởi một thành quả dù nhỏ nhoi cũng là niềm tự hào cho những ai dám nghĩ, dám làm và dám nuôi hy vọng về những điều có thể. Đó là trách nhiệm của lớp người đi trước mở đường cho thế hệ theo sau… Từ hôm nay, Tagalau bắt đầu ghi một dấu ấn mới: Ban biên tập được chuyển giao cho lớp trẻ” (Trích “Lời mở” - Tagalau 14).
Chuyển giao và đã nên người. Hôm nay, Tagalau 14 ra mắt công chúng độc giả đúng kì.
Thế hệ trẻ thì người trẻ phải là chủ đạo. Trẻ, nhưng không phải vì thế mà gọi là chưa từng trải, trong đó có không ít tên tuổi được cả nước biết đến. Về thơ, những khuôn mặt đã từng đi suốt hành trình Tagalau, như Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Thông Minh Diễm, Chế Mỹ Lan. Tiếp đến là, Jaya K, Kiều Maily, Lưu Tấn Thành, Lưu Anh Tặng, Cham Papa, Champa Khanh, Haniim Par, Shiyatna, Asa Trương, Trâm Haniim. Cạnh đó không thể không kể đến sự góp mặt sáng giá của các cây bút ngoài cộng đồng Chăm như: Hoàng Long, Nhụy Nguyên, Phi Toàn, Miên Trà, Khaly Chàm, Thái Bảo - Dương Đỳnh, Lê Văn Hiếu, Trần Nhã My…Thơ tiếng Chăm vẫn là các cây bút cũ góp mặt: Phú Đạm, Kiều Dung, Jaya Thuksiam, Cei Kadhar…
Tagalau 14 cũng ghi nhận thế mạnh của truyện ngắn và tản văn của Trà Vigia, Tuệ Nguyên và Đồng Chuông Tử với nhiều khám phá, thể nghiệm.
Ởmục phê bình, tiểu luận của Inrasara giới thiệu về Orhan Pamuk, chủ nhân Nobel Văn chương năm 2006, được coi là nhà văn viết ở đường biên, là rất đáng chú ý. Sau đó, một nghiên cứu - phê bình “Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Chăm”, như là cách đánh dấu một chặng đường thơ của các tác giả Tagalau nổi bật.
Ởmảng nghiên cứu, bên cạnh bài nghiên cứu của nhà trí thức kì cựu Nguyễn Văn Tỷ với bài “Góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa tốt đp của tôn giáo - tín ngưỡng Bà-ni” và Inrasara qua bài “Cham Pangdurangga - Ngang bướng, đau khổ & kiêu hãnh” là Bá Minh Truyền: Giáo dục học sinh người Chăm qua mô hình Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Thuận (1992-2013) và Đàng Quảng Hưng Thiện: Vấn đề tiếp cận thông tin hoạt động cộng đồng của sinh viên Chăm tại thành phố Hồ Chí Minh. Jaya Bahasa cũng cung cấp cho độc giả tư liệu quý qua bài “Hiện vật trưng bày ởTrung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận”.
Sau cùng, chuyên mục thường xuyên: “Tiếng Chăm của bạn” là không thể thiếu.
Đó chính là món quà tinh thần đầy ý nghĩa gửi đến bà con, độc giả bốn phương vào mùa Katê 2013.

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives