Posted by Unknown

Sai lệch về tiếp nhận văn hóa Việt Nam trong bộ phim “Bi, đừng sợ”
                                                         TRẦN THỊ NGỌC HUYỀN


L.T.S: TRẦN THỊ NGỌC HUYỀN THUỘC THẾ HỆ 8X, THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC, CHỊ VỪA TỐT NGHIỆP ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU & ĐIỆN ẢNH TP.HCM. ĐÂY LÀ BÀI PHÂN TÍCH CỦA CHỊ SAU KHI XEM BỘ PHIM BI, ĐỪNG SỢ CỦA ĐẠO DIỄN PHAN ĐĂNG DI. TB. VĂN NGHỆ TP.HCM XINGIỚI THIỆU CÁI NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ ĐỐI VỚI BỘ PHIM MÀ CÁC TÁC GIẢ CỦA NÓ CHO RẰNG CHỈ DÀNH CHO “NHỮNG NGƯỜI CẤP TIẾN” THUỘC THẾ HỆ TRẺ…


Từ khi học xong chuyên ngành đạo diễn điện ảnh và bắt đầu làm nghề, tôi hiếm khi bình luận và khen chê bất cứ một bộ phim nào, vì tôi hiểu rõ một bộ phim ra đời là tâm huyết và công sức lao động của cả một tập thể. Do đó, khi xem một bộ phim, dù phim có dở đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng cố tìm cho ra một vài điểm tốt của phim để khen, đôi khi đó chỉ là một góc máy, một khung hình đẹp. Nhưng với phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di, tôi thật sự muốn nêu một vài nhận định của mình về bộ phim.
Từ khi học xong chuyên ngành đạo diễn điện ảnh và bắt đầu làm nghề, tôi hiếm khi bình luận và khen chê bất cứ một bộ phim nào, vì tôi hiểu rõ một bộ phim ra đời là tâm huyết và công sức lao động của cả một tập thể. Do đó, khi xem một bộ phim, dù phim có dở đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng cố tìm cho ra một vài điểm tốt của phim để khen, đôi khi đó chỉ là một góc máy, một khung hình đẹp. Nhưng với phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di, tôi thật sự muốn nêu một vài nhận định của mình về bộ phim.

Từ khi học xong chuyên ngành đạo diễn điện ảnh và bắt đầu làm nghề, tôi hiếm khi bình luận và khen chê bất cứ một bộ phim nào, vì tôi hiểu rõ một bộ phim ra đời là tâm huyết và công sức lao động của cả một tập thể. Do đó, khi xem một bộ phim, dù phim có dở đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng cố tìm cho ra một vài điểm tốt của phim để khen, đôi khi đó chỉ là một góc máy, một khung hình đẹp. Nhưng với phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di, tôi thật sự muốn nêu một vài nhận định của mình về bộ phim.
1. Trước hết, nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, bộ phim chuyển tải được các thông điệp sau:
- Bộ phim đã mạnh dạn trong việc đưa ra cách diễn đạt mới về vấn đề tình dục, đề cập đến sự hiện diện của tình dục trong xã hội Việt Nam, một xã hội được quy định bởi các chuẩn mực của lễ giáo truyền thống. Bộ phim bị bao phủ bởi cái không khí nhục tính với cảnh làm tình sỗ sàng trên bãi đá, cảnh cô gái thủ dâm bằng cục nước đá, cảnh làm tình bạo liệt của vợ chồng Quang,…
- Tác giả có ý tưởng đổi mới và cởi trói những quan niệm, những lề thói cũ trong xã hội Việt Nam. Bộ phim có một số chi tiết mang giá trị tích cực như: Bi lục lọi được chiếc lá phong từ quyển sách cũ của ông và mang đi đóng băng để lưu giữ nó, tôi cảm nhận được ước muốn lưu giữ những giá trị đẹp của tác giả. Và với chi tiết đóng băng quả táo, phải chăng tác giả muốn đóng băng lại những điều luật, những cấm đoán ràng buộc con người.
- Đề cao và khuyến khích thể hiện cái tôi cá nhân với nhu cầu thể hiện những cảm xúc, ham muốn cá nhân.
- Cảnh báo về một xã hội lộn xộn, phức tạp nhưng đầy bức bí, không lối thoát khiến những giá trị truyền thống, những giá trị tinh thần dần bị mất đi nhường chỗ cho những ham muốn về thể xác.
- Cảnh báo về một mối nguy hiểm đáng sợ: thế hệ trẻ tiếp nối của Việt Namsẽ là một thế hệ vô cảm do không được quan tâm, không được giáo dục. Kết thúc phim, nhân vật Bi - một thằng bé 6, 7 tuổi bị biến thành một con người vô cảm: vô tình trước cái chết của ông, vô cảm với việc theo mẹ ra viếng mộ ông nhân giỗ đầu,...
2. Nhìn nhận ở góc độ văn hóa, tôi thấy bộ phim có nhiều vấn đề cần được đánh giá:
a. Về phương diện xã hội, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thời đại chúng ta là vai trò của văn hóa. Văn hóa có mặt trong mọi ngõ ngách của đời sống. Tuy nhiên, dù bối cảnh của phim là một góc đời sống của Hà Nội nhưng thứ văn hóa mà tác giả thể hiện trong phim không phải là những nét văn hóa của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, mà đó là một thứ văn hóa lai căng, thứ văn hóa nào đó của riêng tác giả cảm nhận.
Vấn đề thỏa mãn ham muốn nhục thể trong phim có vẻ mới ở nước ta nhưng thật ra đã là những điều cũ ở phương Tây. Tác giả thể hiện sự tiếp nhận văn hóa phương Tây nhưng khi mang nó vào Việt Namthì cách xử lý chưa phù hợp và khập khiễng. Nếu bối cảnh phim là một không gian không được khái quát chung chung, không phải là một Hà Nội với hơn 1.000 năm văn hiến thì có thể phim sẽ dễ được chấp nhận hơn.
   b. Qua cách xây dựng hệ thống nhân vật trong phim, tôi đánh giá đạo diễn đã thể hiện sự thiếu vốn sống, không hiểu tâm lý nhân vật, không cảm nhận một cách toàn diện và đầy đủ về văn hóa Việt Nam.
     Trước hết, tôi muốn đề cập đến nhân vật người cô. Đó là một cô giáo, kỹ tính trong lựa chọn đối tượng để yêu và tiến đến hôn nhân nên cô không thể là một người bừa bãi, phóng túng, chỉ biết chăm chăm vào nhục dục.
     Cô sống trong một gia đình có vấn đề, chứng kiến cảnh cha đi biền biệt, bỏ mẹ cô đơn với những đứa con, lại thấy anh ruột suốt ngày chỉ biết rượu chè, đối xử không tốt với chị dâu,… thì điều cô ấy mong muốn và thèm khát là một người đàn ông mẫu mực, biết quan tâm đến vợ con và chăm lo cho gia đình. Theo logic xây dựng và phát triển tâm lý nhân vật thì điều cô gái cần là tình cảm chứ không phải tình dục. Cô cần một người đàn ông chân chính để đáp ứng nhu cầu yêu thương chứ không phải cần để thỏa mãn nhục dục.
     Hơn nữa, nghề nghiệp của cô gái là giáo viên, theo văn hóa Việt Nam, qua bao đời, đó là một nghề cao quý, bởi người giáo viên được đào tạo về chuyên môn và đạo đức để dạy dỗ và định hướng cho học sinh thì không thể có những suy nghĩ và hành động phản văn hóa.
     Cho nên các tình tiết: cô gái làm tình một cách sỗ sàng trên bãi đá với anh thầu xây dựng mới quen, cô giáo nhìn cậu học sinh đứng đái lúc trời mưa và cô gái tơ tưởng về hình ảnh cậu học sinh trần truồng nhảy xuống hồ bơi ngay sau đám tang bố là những chi tiết hết sức dung tục, với những cảnh quay thô bỉ, không chấp nhận được.
     Với nhân vật người vợ - con dâu, mối quan hệ giữa cô với bố chồng có những điều bất thường. Trong xã hội Việt Namcũng đã từng có trường hợp bố chồng cưới con dâu đã ly dị, nhưng đó là trường hợp cá biệt và không được xã hội chấp nhận. Trong tác phẩm nghệ thuật, nhân vật cần mang tính điển hình. Không thể mang một vài trường hợp cá biệt quy đồng thành mẫu số chung. Cô con dâu sống trong gia đình 3 thế hệ của xã hội Việt Nam sẽ không thể có hành động ghì đầu bố chồng vào ngực mình. Hành động đó được xem là vô lễ, xúc phạm những giá trị truyền thống trong gia đình của người Việt.
     Tất cả những người đàn ông trong phim đều méo mó về nhân cách hoặc sai lệch về hành vi: ông Bi vô trách nhiệm với gia đình, vợ con, sai lệch trong quan hệ với con dâu; bố Bi bê tha ăn nhậu và gái gú; những người đàn ông thích thú với trò khỏa thân và trét bùn lên người; ông chủ xưởng nước đá bệnh hoạn, lạm dụng một đứa con trai vị thành niên, và ngay cả Bi, một đứa trẻ chưa kịp lớn nhưng lại đòi coi cô ruột tắm và vô cảm trước những mất mát và đau khổ của người khác.
     Generiqué mở đầu phim, ngoài việc giới thiệu tên nhân vật Bi, những nhân vật còn lại được giới thiệu bằng những đại từ nhân xưng: “ông”, “bố”, “mẹ”, “cô”. Nhân vật không có danh xưng cụ thể mà chỉ được gọi tên bằng các mối quan hệ trong gia đình.
     c. Tác giả thể hiện cái nhìn tiêu cực về xã hội. Bộ phim giới thiệu một Việt Namnghèo nàn, hỗn loạn với những không gian chật hẹp, xô bồ hàng quán. Cuộc sống của con người lạnh lẽo, vô hồn, mọi giá trị đều bị đóng băng (hình ảnh nước đá xuyên suốt phim) và con người đang vùng vẫy tuyệt vọng trong xã hội thối tha (hình ảnh con thằn lằn sấp ngửa vùng vẫy yếu đuối trong xô nước tiểu).
     3. Ở góc độ chuyên môn, dù rất ủng hộ những tìm tòi, những khám phá và thử nghiệm, nhưng tôi không đánh giá cao tài năng của đạo diễn. Bởi bên cạnh sự lệch lạc trong nhận thức của tác giả về văn hóa Việt Nam, bộ phim còn chứa đựng nhiều hạn chế của một phim đầu tay của một đạo diễn trẻ.
Thứ nhất, hệ thống hình ảnh trong phim đôi chỗ có phần rời rạc, hình ảnh không tạo nên câu hình, không xâu chuỗi được các sự kiện và không đảm bảo được tính liên tục hình ảnh - là một trong những đặc trưng quan trọng của tác phẩm điện ảnh. Bộ phim là sự chắp nối rời rạc những mảnh suy nghĩ của tác giả.
Thứ hai, về hiệu quả thể hiện không gian, thời gian: bộ phim ít sử dụng động tác máy, những cảnh quay nghèo nàn, ánh sáng nhòe nhoẹt, hình ảnh không có mảng - khối. Và vì thiếu thủ pháp nên đã không khái quát được một cách đầy đủ không gian của đời sống.
Thứ ba, xét về khả năng chuyển tải ý nghĩa của tác phẩm, bộ phim “Bi, đừng sợ” thách thức khả năng tiếp nhận của công chúng. Đa phần khán giả sau khi xem phim một lần đều không thể hiểu được trọn vẹn bộ phim. Và sẽ không có chuyện khán giả sẽ trở lại rạp lần thứ hai chỉ để xem lại một bộ phim cũ. Một khi đã không thể hiểu được đầy đủ bộ phim nên không thể tiếp nhận một cách đầy đủ, hoặc có thể dẫn đến hiểu sai tác phẩm.
Thứ tư, bố cục phim được sắp xếp theo trình tự thời gian, cách kể chuyện diễn tiến theo trình tự trước - sau. Có thể nói đó là cách kể đơn điệu và bình thường nhất trong các hình thức thể hiện một tác phẩm điện ảnh.
4. Đánh giá chung:
Xem xong “Bi, đừng sợ”, cảm giác “sợ” sẽ đeo bám khán giả khi nghĩ về hình ảnh về những con người bế tắc, không lối thoát trong một xã hội hỗn loạn, chật chội. Nhưng có lẽ điều đáng sợ hơn là bộ phim đã vô tình hay cố ý cố tình thể hiện sai lệch và xuyên tạc văn hóa Việt Nam?
Việc bộ phim được đánh giá cao ở các liên hoan phim quốc tế cũng là điều dễ hiểu. Vì khi xem phim, khán giả quốc tế nghĩ rằng bộ phim đã giới thiệu được những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam - một đất nước xa lạ, những nét văn hóa hoàn toàn mới lạ với họ, những nét văn hóa mà hiếm có dịp họ được kiểm chứng trong đời sống, như: các nghi thức tổ chức một đám tang, đám giỗ,… của người Việt Nam.
Hơn nữa, phương Tây luôn khuyến khích và đề cao chủ nghĩa cá nhân, chú trọng cái tôi cá nhân của con người. Vấn đề ở đây là cái tôi cá nhân được thể hiện trong nét văn hóa nào? Tôi thật sự không nhận ra những điển hình của con người Việt Namqua các nhân vật trong phim. Tôi chỉ thấy những con người được tạo ra bởi suy nghĩ sai lệch của tác giả khi chỉ thấy một góc nhỏ dị biệt trong đời sống Việt Nam mà cứ tưởng đã khái quát được toàn bộ cuộc sống đa chiều.
Và đặc biệt là những sai lệch trong tiếp nhận văn hóa Việt Nam của tác giả thể hiện trong bộ phim sẽ khiến thế giới khi xem phim sẽ có những hiểu sai về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.
Văn hóa là thứ nuôi dưỡng tâm hồn của con người và tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc. Nếu người nước ngoài xem “Bi, đừng sợ” và hiểu về văn hóa Việt Nam như là một thứ văn hóa đầy chất nhục dục thì cực kỳ nguy hiểm… 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives