Triết lý giáo dục trong  

Posted by Unknown

“Thư gửi các học sinh”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh

NGUYỄN HUY PHÒNG
(Viện Văn hóa và Phát triển)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp “trồng người” với triết lý nhân văn sâu sắc “vì lợi ích mười năm phải trồng cây / vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Trong “Thư gửi các học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (tháng 9 năm 1945), Người đã gửi tới các em - những chủ nhân tương lai của đất nước bức thông điệp quan trọng nói lên niềm kỳ vọng, tin tưởng thiết tha vào thế hệ măng non - thế hệ sẽ tiếp bước truyền thống tốt đẹp của cha anh, làm nên một non sông Việt Nam tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em(1).
Bác Hồ với thiếu nhi
Và hơn nửa thế kỷ qua, những lời căn dặn của Người vẫn in sâu tâm trí của biết bao thế hệ học trò như lời hiệu triệu, cổ vũ, động viên mỗi người phải nỗ lực cố gắng, ra sức thi đua học tập, rèn đức luyện tài để xứng đáng với danh hiệu con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Giữa biết bao công việc bộn bề trên cương vị của người đứng đầu Chính phủ lâm thời khi đất nước mới giành được độc lập nhưng Người vẫn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt để viết thư cho thế hệ trẻ. Ngay cả trước lúc “đi xa” trong bản Di chúc bất hủ thiêng liêng, Người còn căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải quan tâm, chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ: “Đảng cần phải chăm sóc, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(2). Vì thế cứ mỗi dịp Tết Trung thu, nhân ngày lễ khai giảng năm học mới hay được tin có tấm gương dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn của các bạn trẻ ở khắp mọi miền, Người đều viết thư hỏi thăm, động viên, chúc mừng, khích lệ tinh thần bằng những dòng chữ rưng rưng xúc động với những tình cảm nồng ấm tràn đầy tình thương yêu, trân trọng, quý mến.
“Thư gửi các học sinh” được viết bằng một ngôn ngữ giản dị, văn phong trong sáng, ngắn gọn, hàm súc nói lên biết bao xúc cảm của “người anh lớn” trong niềm vui tựu trường của các bạn nhỏ. Sau những dòng cảm xúc bồi hồi xốn xang như đang được hòa chung với niềm vui của tuổi đến trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên, khuyên nhủ các em phải siêng năng học tập để xây dựng nước nhà, đền đáp công ơn của các thế hệ đã hy sinh xương máu cho độc lập tự do của Tổ quốc với niềm tin tưởng, kỳ vọng lớn lao. Cuối thư là lời chúc mừng một năm học mới vui vẻ và đạt được kết quả tốt đẹp.
Ngày nay, mỗi lần đọc “Thư gửi các học sinh”, người đọc lại thấm thía tình cảm sâu nặng của Người dành cho giáo dục, cho các thế hệ học trò. Và toát lên trong thư là một tư tưởng, triết lý giáo dục mang tầm thời đại mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Người viết: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”(3) (tác giả nhấn mạnh). Đó là một tư tưởng đúng đắn, tiến bộ thể hiện tầm nhìn sáng suốt, lâu dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói lên tính chất, đặc trưng của nền giáo dục mới - nền giáo dục độc lập tự chủ vì mục tiêu nhân văn, hướng tới phát triển toàn diện con người mà ở đó người học được tôn trọng, được phát huy những năng lực sẵn có để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đây cũng là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của giáo dục Việt Nam. Bằng phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn, với đặc điểm tâm lí học trò cùng sự nỗ lực, sáng tạo không mệt mỏi của đội ngũ thầy cô giáo, ngành giáo dục đã thanh toán được nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí; không ngừng ứng dụng, tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của các nước nhằm tạo ra những thế hệ công dân vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với câu nói ngắn gọn, giản dị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát lên mục tiêu, sứ mệnh của giáo dục. Theo Bác, sứ mệnh, mục tiêu lớn lao cao cả của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Muốn vậy, mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục phải là cái nôi nuôi dưỡng những bài học về đạo lí làm người, về nhân cách sống với những lý tưởng hoài bão cao đẹp, thắp lên trong tâm trí người học những vẹn nguyên giá trị. Người viết: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”(3) (tác giả nhấn mạnh). Đó là một tư tưởng đúng đắn, tiến bộ thể hiện tầm nhìn sáng suốt, lâu dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói lên tính chất, đặc trưng của nền giáo dục mới - nền giáo dục độc lập tự chủ vì mục tiêu nhân văn, hướng tới phát triển toàn diện con người mà ở đó người học được tôn trọng, được phát huy những năng lực sẵn có để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đây cũng là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của giáo dục Việt Nam. Bằng phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn, với đặc điểm tâm lí học trò cùng sự nỗ lực, sáng tạo không mệt mỏi của đội ngũ thầy cô giáo, ngành giáo dục đã thanh toán được nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí; không ngừng ứng dụng, tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của các nước nhằm tạo ra những thế hệ công dân vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với câu nói ngắn gọn, giản dị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát lên mục tiêu, sứ mệnh của giáo dục. Theo Bác, sứ mệnh, mục tiêu lớn lao cao cả của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Muốn vậy, mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục phải là cái nôi nuôi dưỡng những bài học về đạo lí làm người, về nhân cách sống với những lý tưởng hoài bão cao đẹp, thắp lên trong tâm trí người học những hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí nhiều thế hệ và nhà trường sẽ mãi là nơi gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ, nơi dạy tuổi thơ những bài học đầu tiên về đạo lý làm người…
“Thư gửi các học sinh” nhưng ẩn sâu trong những câu chữ nặng tình ấy, Người như đang căn dặn, nhắc nhở, động viên các thầy cô hãy luôn yêu nghề, đem trí tuệ, tình thương và lòng nhiệt huyết để giáo dục, đào tạo các em trở thành những người công dân có ích cho xã hội, phát huy được những năng lực sẵn có của các em.
Trong không khí hào hùng của những ngày mùa thu lịch sử, hòa chung niềm vui háo hức, bâng khuâng của buổi tựu trường, trong tiếng trống rộn ràng chào mừng năm học mới, ta lại nhớ đến bức thư Người gửi các học sinh năm nào với những lời giản dị mà sâu sắc biết bao: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Và chúng ta có quyền tin tưởng, hy vọng vào đội ngũ những người thầy, những người có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ sẽ thực hiện tốt những điều mà Người hằng mong ước. 
--------------------------
(1) HChíMinh, Toàn tp, tp 4, Nxb Chính trquc gia, Hà Ni, 1995, tr. 33.
(2) HChíMinh, Di chúc, Nxb Chính trquc gia, Hà Ni, 1999, tr. 38 - 39.
(3) HChíMinh, Toàn tp, sđd, tr. 34.
(4) HChíMinh, Toàn tp, sđd, tp 5, tr. 95.
(5 )H ChíMinh, Toàn tp, sđd, tp 7, tr. 455. 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives