CÁI TÁT CỦA NGƯỜI MẸ  

Posted by Unknown

Mẹ và con - Tranh ĐỖ THỊ TỐ OANH
Mẹ con - Gò nhôm XUÂN TIẾN

KHÔNG CÓ NỖI ĐAU NÀO BẰNG NỖI ĐAU NGƯI MẸ MẤT CON. NHƯNG ĐÃ CÓ NHỮNG ĐỨA CON GIẾT CHẾT TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯI MẸ.

ĐỨA TRẺ CÓ HAI CÁI TÊN
Chị Nguyễn Thị Bảy đã rơi vào nỗi đau mất mát như bao người phụ nữ có chồng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng anh đã để lại cho chị một đứa con trai nên cũng bù đắp được phần nào sự mất mát hy sinh mà chị gánh chịu. Hai mẹ con chị Bảy sống trong một con hẻm nhỏ ở xã H, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngoài giờ lo kiếm sống, lúc rảnh rỗi chị lại ngồi nhìn ngắm đứa con trai kháu khỉnh. Nó có nét mặt giống cha như đúc. Nhiều khi chị ôm con vào lòng, hơi ấm của nó chạm vào chị như hơi ấm của anh đang sưởi ấm lòng mình.
Chị Bảy đặt tên con là Hy Vọng. Cái tên gợi lại kỷ niệm ngọt ngào của anh chị. Hồi ấy, khi còn được ở bên anh, chị đã khe khẽ hát bài “Bài ca hy vọng” - chị như được bay bổng cùng cánh chim trong hy vọng. Còn anh, thủ thỉ bên tai chị: “Nếu mình có con hãy đặt tên là Hy Vọng”. Niềm hy vọng của anh chị đã trở thành sự thật. Chị đã có bầu và sinh ra “Hy Vọng”. Nhưng chưa kịp báo tin vui cho anh thì chị đã phải vật vã trong khổ đau mất anh. Anh hy sinh trong một trận địch càn vào nơi đóng quân. Mọi người khuyên nhủ, chia sẻ nỗi đau cùng chị, vực chị đứng dậy. Chị nhận ra một điều, phải sống để nuôi Hy Vọng và cũng là sống vì tình yêu dành trọn vẹn cho anh. Đứa con trai cũng sẽ là niềm hy vọng cả cuộc đời chị.
Hy Vọng đã lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm chút của chị dành cho nó. Đứa con cũng an ủi và làm vơi đi nỗi cô đơn trống vắng. Nhìn con trai, chị luôn tự nhủ phải sống và nuôi con để xứng đáng với sự hy sinh của anh. Khi Hy Vọng cắp sách đến trường, chị vui mừng đưa con đến lớp học mỗi ngày. Ánh mắt chị ánh lên niềm vui sướng, tự hào khi con về khoe những điểm 9 và 10 trong sách học. Học hết cấp 1, Hy Vọng đã đạt danh hiệu học sinh giỏi của lớp. Đi đâu chị cũng khoe con trai cưng học giỏi lại ngoan ngoãn. Có lúc chị buột miệng gọi yêu con: “Thằng Võng của mẹ”. Thằng bé tròn mắt nhìn mẹ. Chị âu yếm kéo con vào lòng muốn kể cho con nghe về cái tên mà nhiều lúc chị thầm gọi yêu.
Thực ra cái tên “Võng” là do đơn vị của anh đã đặt cho Hy Vọng. Nó như một dấu yêu trong đêm hạnh phúc của anh chị. Khi ấy, chị được đơn vị cho vào thăm anh. Buồng ngủ của anh chị cũng gần kề với anh em trong đơn vị. Phòng ngủ được che chắn sơ sài bằng tấm vải dù. Không có đèn thắp sáng nên căn phòng tối đen, anh chị cũng yên tâm nằm sát bên nhau. Khổ nỗi nan giường làm bằng tre nên chỉ cựa mình là đã kêu “cọt kẹt” như đánh động. Mấy người trong đơn vị nghe thấy, họ cười khúc khích. Bên này, anh chị không dám nhúc nhích, cục cựa. Thấy vậy, anh lót tấm ny-lông xuống nền đất, rồi trải tấm võng để nằm. Sau này, anh em biết chuyện mới gọi Hy Vọng là “thằng Võng”. Có nhiều đêm chị gặp anh trong giấc mơ. Bên anh, chị tự hào vì giọt máu của anh để lại nay đã lớn khôn và hàng ngày trong vòng tay yêu thương đùm bọc của chị.
Khi Hy Vọng lên cấp 2, nó phải học trường xa nhà. Không đưa đón được con, chị Bảy đã mua xe đạp để nó tự đi. Mỗi chiều, chị lại đứng đầu hẻm chờ con về. Nhưng càng lớn, thì thời gian con ở bên chị lại vơi dần. Lúc thì nó đi học thêm thầy cô giáo. Khi thì nó nói đi dự sinh nhật bạn bè. Có hôm, tối mịt nó mới về đến nhà. Có bữa, vừa ăn xong đã có bạn đến rủ nó đi chơi. Vì chiều con và thương con thiếu thốn tình cha nên chị đều vui lòng cho nó đi chơi cùng bạn bè.
Một lần, chị bỗng thấy con được bạn chở về. Không thấy xe đạp, chị hỏi con. Thằng Võng cúi gằm mặt không dám nhìn mẹ. Nó lí nhí, ấp úng trả lời xe đã bị mất cắp. Chị giật mình hốt hoảng. Nhưng không nỡ đánh đòn, tra hỏi vì nó đã trót để mất xe. Càng lớn, thằng Võng càng ít nói chuyện với mẹ. Có lúc nó lảng tránh mẹ. Vì quá thương con, chị âm thầm nén chịu. Thời gian trôi qua, trong căn nhà chỉ có hai mẹ con nhưng đã xảy ra bao chuyện. Nhiều lần chị đếm lại những xấp tiền để trong tủ bị thiếu hụt. Chị tự nghĩ chắc mình đếm lộn hoặc quên. Chị luôn nhận sai sót về mình.
Trong xóm nhỏ chuyện to bé xảy ra mọi người thường biết, nhất là gia đình chị Bảy. Có người đã rỉ tai nói với chị, họ thấy thằng Hy Vọng la cà chơi bời với lũ bạn nghiện hút. Chị gặp con khuyên nhủ. Chị dùng tình thương kéo đứa con lại gần mình, nhưng nó lại muốn xa vòng tay yêu thương của chị. Chị nén nỗi buồn. Vì thương con sống thiếu tình cha, chị chỉ nhẹ nhàng vỗ về con. Chính hòn đá tảng xây nên từ sự nuông chiềuđã che chắn tầm nhìn của chị. Khi thấy bất lực vì con không nghe lời, chị lại đến bên bàn thờ chồng van vái cầu khấn. Cầm nén nhang mà tay chị run run bởi những giọt nước mắt đã làm mềm tay chị. Chị đâu hiểu, chính sự nuông chiều, che chắn con quá mức đã làm con tuột khỏi tầm dạy dỗ của mẹ. Chị còn e ngại mọi người biết con mình hư hỏng sẽ làm tổn thương đến uy tín của gia đình liệt sỹ.
Nhưng càng che chắn cho con, thằng Võng càng lao vào vòng hư hỏng, nghiện ngập. Những lúc vắng chị nó lấy cả đồ nhà đi bán để có tiền hút chích. Chị đau đớn, vật vã vì con. Chị bất lực nhìn con chìm dần vào trong khói trắng ma túy. Đau đớn, khi chị nghe tin con đã trở thành kẻ trộm cắp để có tiền hút chích. Chị chỉ biết âm thầm khóc than bên bàn thờ chồng. Chị đã đánh mất Hy Vọng. Niềm hy vọng của anh chị đã tan biến trong thất vọng, buồn đau. Một buổi chiều, chị Bảy một mình trong căn nhà trống vắng, lạnh lẽo, cô đơn. Bỗng những người trong hẻm chạy vào gặp chị báo tin: Thằng Hy Vọng, đứa con trai của chị đã chết. Chị co rúm người lại như vừa bị thương. Chị như chết lặng đi. Khi ông tổ trưởng nhắc lại chị mới đủ sức đi theo mọi người. Bên chân tường nhà ông Năm hủ tiếu là xác thằng Vọng. Một cành cây gãy còn xanh lá nằm cạnh nó. Mọi người kể lại: Thằng Vọng định leo cây để vào nhà ông Năm ăn trộm đồ. Cành cây bị gẫy nó rớt xuống đập đầu vào tường gạch chết. Đứa con trai đã chết nằm đó như chính nó đã giết chết tình thương của chị. Chị cúi gằm mặt không dám nhìn ai như người có tội. Đứa con nằm đó là một sự tủi nhục, đớn đau của người mẹ. Nó đã cướp đi mọi hy vọng, ước mong của cả đời chị. Nó không phải là thằng Hy Vọng của đời chị. Nó là một thằng ăn cắp. Không nén được sự uất ức, chị lật mặt nó lên rồi giang tay tát thẳng vào mặt thằng Vọng. Chị tát liên hồi vào mặt cái xác không hồn. Chị trút giận dữ lên đứa con bất hiếu. Từ miệng nó rỉ ra những tia máu đỏ, tanh tưởi. Mọi người xúm lại dìu chị đứng dậy. Chị loạng choạng đứng lên rồi bỗng dưng khụy xuống bên xác con. Chị tát con nhưng lại thấy lòng mình nhói đau. Chị chợt thấy nét mặt của anh qua khuôn mặt của con. Tủi hổ trước vong linh anh, chị quỳxuống mong được anh tha thứ. Chị ôm con òa khóc nức nở. Nước mắt đầm đìa thấm ướt ngực áo thằng Hy Vọng. Mọi người đứng bên cũng không cầm được nước mắt.
Đám tang thằng con trai chị Bảy có rất đông người đến chia buồn. Chị hỏa táng con, rồi đặt bên cạnh bàn thờ cha nó. Chị cầu khấn cho hai cha con được gặp nhau. Còn chị đã tìm nơi cửa chùa sống tu hành suốt quãng đời còn lại. 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives