Giấc mơ có mẹ  

Posted by Unknown

Truyện ngắn
MINH VY

Khán phòng gần cả ngàn người như đang nín thở. Không gian im lặng và rất căng thẳng như đang chờ đợi một sự bùng nổ.
Trên sân khấu, những ánh đèn màu đã xuống. Ánh đèn follow từ trên cao bắt đầu chiếu xuống ngay tâm sân khấu sâu hun hút vào bên trong. Rồi ánh sáng từ từ bật lên và di chuyển ra hướng trung tâm gần khán giả. Hình ảnh một cô bé dần hiện lên rõ nét trong chiếc váy trắng và đôi bím tóc. Giọng hát trong veo của em vang lên cùng tiếng đệm của đàn piano, tiếng violon đang kéo réo rắt như chính tâm trạng của em đang muốn thể hiện “Này bầu tri rng ln ơi, có nghe chăng tiếng em gi. Mẹ giờ này ở chn nao, con đang mong nhớ mẹ. Mẹ ở phương tri xa xôi, hay sao sáng trên bu tri, mẹ dịu hiền về vi con nhé, con nhớ mẹ”.
Dưới sân khấu, một người phụ nữđang hướng tầm mắt lên cao để nhìn em cho thật rõ, thật rõ… cô như uống từng lời phát ra từ miệng em, nhẹ nhưng bay rất cao, rất xa…

Hạnh cóthai.
Cái tin làm chấn động từ đầu ngõ đến cuối xóm. Ai cũng biết nhà ông Sáu Tâm là một gia đình gia giáo. Cả dòng họ theo nghiệp gõ đầu trẻ nên lấy chuẩn mực đạo đức làm thước đo dạy dỗ con cái. Hạnh là con gái rượu của ông Tâm, ông giữ con gái như giữ viên kim cương từ trước đến giờ. Ông không cho cô tiếp xúc với bất kỳ người đàn ông nào nếu ông chưa cho phép. Một hôm, người ta thấy Hạnh mặt mày xanh xao, cơ thểmệt mỏi, ông Tâm dắt Hạnh đi khám bệnh mới biết Hạnh cóthai. Xấu hổvới lối xóm, dòng tộc, ông vứt hết đồcủa Hạnh ra đường, coi như từbỏđứa con gái hư hỏng.
l
Ngôi nhàtrọsâu hun hút trong con hẻm phải đi qua nhiều bãi rác, Hạnh ôm con ầu ơ những lời ru ngọt ngào. Con bé được dòng sữa mẹ và những tiếng ru êm đềm nên ngoan ngoãn ngủ ngon trong vòng tay êm ái của Hạnh. Được hơn hai tháng, nó cứng cáp hơn, Hạnh cẩn thận gói đứa nhỏ vào một cái khăn màu hồng, cho bé bú no rồi gom hết quần áo, bồng con đi vào một buổi chiều sắp tàn.
Hạnh len lén đặt đứa bé trước cổng một trại trẻ mồ côi, rồi đứng nép vào một góc quan sát.

Đôi mắt người phụ nữvẫn hướng về sân khấu, ánh đèn đang chuyển màu, giọng ca của em vẫn trôi đi, trôi đi như cứa sâu hơn vào lòng người phụ nữ“Li nguyn cu tchn xa, mong ưc con yên bình, mẹ tht hiền tựa nng mai p ôm con tháng ngày”. Cô bé dần dần di chuyển xuống từng bậc thang của sân khấu, ánh đèn follow đi theo em, tiếng hát em cất cao day dứt. Người phụ nữ đôi mắt đang rưng rưng, môi cô run lên và sắp bật ra tiếng khóc.

Tiếng em bé khóc ré lên, mỗi lúc một lớn.
Hạnh đứng nép một góc nhìn thấy hết, ngực cô đang căng sữa, bé nằm ở đằng kia đang đói, nó khóc thật lớn khiến Hạnh xót xa, Hạnh cố cắn chặt răng, cố vịn vào bức tường thật chặt để không phải chạy đến. Ngực của Hạnh đang chảy sữa, ướt cả áo ngoài vậy mà con thèm sữa Hạnh không thể cho con bú được.
Tiếng khóc dần nhỏ lại, nhỏ lại đến lúc như gần tắt liệm. Người bảo vệ mặc áo xanh bước ra mở cửa, thấy có một đứa bé nằm trơ trọi trên bậc thềm, ông ta chạy đến, ẵm đứa bé rồi vội vàng mang vào trong. Hạnh đứng xa xa nhìn, cảm giác có cái g đó nhói lên, như có ai đó đang cầm dao cứa vào từng thớ thịt của Hạnh, cô muốn chạy lại giật đứa bé, nó là con của Hạnh, nhưng Hạnh không thể, cô kiệt sức và gục xuống.

Âm thanh đang lên cao trào để vào điệp khúc, cô bé dồn tất cả sự yêu thương của mình cho bài hát, em mong sau khi mẹ xem được chương trình này, mẹ sẽ tìm em. Giọng của cô bé bắt đầu run, nhưng cũng thật vững nhịp để tiếng hát không bị vỡ ra, em nhắm mắt và phiêu theo tiếng nhạc “Mẹ giờ này ở chốn rất xa, trong mơ con đã thấy mẹ. Mẹ dịu dàng hát khúc ca, sao con thấy mẹ buồn. Nhìn cánh đồng xa xa, con nhớ mong về m. Mẹ trở về với con ấm áp bên mái nhà…”.
Khán phòng đang chìm vào bóng tối, tất cả chỉ để dành cho em thể hiện, một giọng ca trong sáng ngọt ngào. Máy quay đang ghi hình, những gương mặt với đôi mắt ướt đẫm. Ánh mắt mọi người hướng về em.

Trở về căn nhà trọ, Hạnh thẫn thờ, quanh Hạnh đang phảng phất mùi sữa non, mùi phấn thơm của đứa trẻ. Hạnh nằm bệt xuống sàn và thiếp đi vì quá mệt và đói. Tỉnh lại, Hạnh giật mình vì sợ bé ướt, cô loay hoay tìm tã khô để thay cho bé, giật mình, chỉ làchiếc gối không. Hạnh òa khóc, cô không tin là mình làm một chuyện điên dại như vậy, Hạnh chạy lại trung tâm, cánh cửa khép chặt, cô nhìn dáo dác vào trong mong thấy ai đó để hỏi, nhưng chỉ là một khoảng trống…
Một tháng sau, tại trung tâm nhân đạo.
Hạnh ngồi khép nép trên ghế, đối diện là một người đàn ông đeo kính, có gương mặt phúc hậu đang cầm tập hồ sơ.
- Cô có bằng sư phạm, lại chưa có gia đình, rất thích hợp làm việc ở đây. Nhưng mà ở trung tâm này có một quy ước là các bà mẹ không được lấy chồng, cô có đồng ý không?
Hạnh gật đầu, không cần suy nghĩ.
- Tôi đồng ý!
Người đàn ông ngạc nhiên.
- Cô còn trẻ, lại có bằng cấp, sao không đi lấy chồng? Vào đây là phải hy sinh nhiều lắm.
- Tôi hiểu và tôi đồng ý vào đây làm, xin anh nhận tôi vào. Tôi sẽ làm tốt công việc của mình.
- Ở đây không chỉ làm tốt, mà chúng tôi cần những người mẹ có tấm lòng bởi vì bản thân những đứa bé đã đáng thương rồi.
Không đợi người đàn ông nói thêm, Hạnh đã ngắt lời:
- Tôi xin anh, hãy cho tôi được làm ở đây, tôi sẽ không làm anh thất vọng.
Người đàn ông nhìn Hạnh với ánh mắt đồng cảm sau đó gật đầu đồng ý.

Gương mặt em bừng sáng, em quay lại sân khấu, dàn thiếu nhi từbên trong hai cánh gà bước ra và múa minh họa, dàn hợp ca hát đệm cho em như cũng thấm thêm từng lời hát của em, họ hòa lại thành một thứ âm thanh rất đặc biệt, vang vọng như tiếng gọi, tiếng khóc của đứa bé đang lạc mẹ, lời em cất lên “Và từ bầu trời rt cao, mong ưc con yên bình. Mẹ ngi bun ở chn xa nhớ thương con vng mẹ. Gửi về mẹ nhiều cánh hoa, thm sương long lanh gia núi đi. Cht git mình tnh gic mơ, sao con không thy mẹ…”.
Cô bé đâu biết, trong giấc mơ của Hạnh, cô cũng giật mình vì không thấy con.

Thấm thoát Hạnh đã vào trung tâm nhân đạo này được một năm. Hạnh nhận nuôi các bé ở căn nhà số 5, có cánh cổng màu xanh. Vì có phương pháp sư phạm nên Hạnh được ban giám đốc trung tâm đề nghị làm giáo viên dạy kèm thêm cho các em những buổi học phụ đạo. Hạnh vui vẻ nhận lời mà không đòi hỏi thêm lương hay bất cứ điều gì, đối với Hạnh, được ở trung tâm này đã là một diễm phúc rồi.
Hạnh thường đứng xa xa để nhìn cô bé chơi, thỉnh thoảng thấy đôi mắt em buồn buồn vì suy nghĩ một điều gì đó, cô bé chỉ mới hơn tám tuổi thôi nhưng có vẻ già trước tuổi. Em hay ưu tư ngồi ngay ghế đá, em nhớ mẹ chăng?
Hạnh phát hiện ra em hát rất hay, một giọng ca bản năng nhưng đầy chất bay bổng. Hạnh lại gần em và trò chuyện.
- Em đang mong gì?
- Em mong được nhìn thấy mẹ.
Hạnh giật mình với câu nói quá hồn nhiên của em.
- Mẹ em là ai?
Cô bé lắc đầu.
- Em không biết!
- Em có nhớ gương mặt mẹ không?
Cô bé lại lắc đầu.
- Bác bảo vệ lượm em ở ngoài cổng từ lúc em nhỏ xíu, lúc đó em bị kiến cắn.
Hạnh quay mặt đi chỗ khác, cắn chặt răng cho đến khi tươm máu.
- Mẹ cho em chiếc khăn màu hồng và đi mất.
Hạnh ôm lấy cô bé trong tiếng nấc. Hạnh không kiềm được cảm xúc.

Vọng vào tai cô là âm thanh ray rứt, cô muốn thú tội với đứa bé và muốn chạy lên sân khấu ôm con vào lòng “Nghẹn ngào thương mẹ bao la, mong đến bên mẹ hiền. Mẹ ở li vi con nhé, con đến vi mẹ. Mẹ nguyn cu và ưc mong, con sng trong yên lành, mẹ hiền nào biết không, con chỉ mong có mẹ, và từ bầu trời rất cao, mong nhớ con mỗi ngày, mẹ đừng muộn phiền nữa nhé con đang đến… mẹ ơi!...”.

Buổi chiều, khi Hạnh đang ngồi chấm bài thì cô bé gõ cửa.
- Cô ơi!
- Gì vậy con?
- Con muốn tìm mẹ, cô giúp con nha cô.
Hạnh bàng hoàng nói trong tiềm thức “Mẹ đây con, mẹ luôn ở bên con”, cô bé lay tay Hạnh:
- Cô ơi, giúp con nha cô?
Nhìn ánh mắt đầy thiết tha của con nhỏ, Hạnh không sao cầm lòng, cô cũng không muốn làm cho con mình mất đi niềm tin đó được, nhưng hiện giờ chưa phải lúc để cô nói lên sự thật.
- Con muốn cô giúp con bằng cách nào?
- Con muốn hát cho mẹ con nghe.
- Nhưng làm sao để mẹ con nhận ra con?
- Con tin mẹ sẽ nhận ra con mà, con là con của mẹ mà, mẹ yêu con mà.
“Không được, nếu cứ như vậy hoài con bé sẽ phát hiện ra mất”, cô đang bối rối.
- Cô ơi! Con có cái khăn màu hồng nè, đêm nào con cũng đắp nó lên người, con nhớ mẹ ắm, cô giúp con tìm mẹ nha cô.
Giọng Hạnh đã run run:
- Con ơi, mẹ… cô xin lỗi.
Cô bé nét mặt thất vọng bỏ về phòng, nhìn dáng vẻ nó đi dưới bóng chiều mà Hạnh đau không chịu nổi. Cô vì nó đã quay lại tìm nhưng người ta đã làm thủ tục hợp thức hóa cho nó, cô đã bỏ nó nên không có bằng chứng nào để nhận lại con.

Âm thanh ngưng lại, khán phòng im lặng và tiếng vỗ tay vỡ òa, người ta vỗ tay nồng nhiệt cho bài trình diễn của em, vị giám khảo ngồi bên dưới cầm micro nói vọng lên:
- Chào cô bé, con tên gì?
- Con tên Ngàn Thương.
- Con bao nhiêu tuổi?
- Con tám tuổi.
- Con đến đây với ai?
- Con đến với cô giáo, con cảm ơn cô đã giúp con được lên đây hát.
- Con có tin là mình hát hay và sẽ đoạt giải không? 
- Con không tin mình hát hay và đoạt giải, nhưng con tin sau khi con hát xong, mẹ con sẽ về.
Khán phòng vỡ òa, tiếng vỗ tay át cả tiếng của ban giám khảo.
- Mẹ ơi! Mẹ có nghe con hát không mẹ?
Cô bé nhìn xuống sân khấu và nhìn mọi người, ai cũng rưng rưng nước mắt. Hạnh đứng dậy, cầm bó hoa hồng và tiến lên sân khấu. Khi đến gần em, cô ôm chặt lấy cô bé, mọi người ngơ ngác không hiểu vì sao. Hạnh nhìn thẳng vào mắt cô bé nói khẽ nhưng tiếng nói của cô bị sóng wifi của micro thu vào rồi phát ra cho cả khán phòng đều nghe.
- Là mẹ đây, mẹ là mẹ của con đây.
- Không phải, làcô Hạnh, không phải là mẹ.
- Mẹ xin lỗi đã bỏcon trong chiếc khăn màu hồng, mẹ xin lỗi đã biết con từ sớm nhưng không dám nhận con, mẹ sợ… người ta nói mẹ nói dối, người ta sẽ đuổi mẹ ra khỏi trung tâm, mẹ chỉ được âm thầm nhìn con lớn.
Có tiếng MC cắt lời của Hạnh, họ muốn chương trình được tiếp tục chứ không phải màn trình diễn của hai mẹ con. Hạnh chần chừ không muốn xuống, cô muốn biết con bé có chấp nhận mình? Hai người bảo vệ bước lên sân khấu và kéo tay Hạnh xuống, cô bé khóc thét lên:
- Mẹ ơi, ở lại với con nha mẹ, mẹ đừng đi nữa nha mẹ.

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives