Thư ngỏ  

Posted by Unknown

Gửi anh Lê Hiếu Đằng

Luật gia - nhà báo HOÀNG PHƯƠNG

Luật gia - nhà báo HOÀNG PHƯƠNG
Gửi anh Lê Hiếu Đằng,
Tình cờ đọc được “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” của anh, tôi thực sự vừa giận, vừa khinh anh; càng giận anh bao nhiêu, tôi càng khinh anh bấy nhiêu. Lẽ ra, tôi không còn anh em gì với anh. Song dân gian có câu: “No quá, ăn mất ngon - giận quá, nghĩ mất khôn”, nên tôi cố nuốt giận hầu chuyện với anh.
Anh với tôi có những vụ việc mà tôi thấy khó quên: Cựu chiến binh Phạm Sinh Dần, được Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xử thắng kiện, nhưng sau đó tại phiên tòa phúc thẩm bị nguyên thẩm phán Võ Trọng Hiếu TAND TP.HCM chủ tọa xử thua kiện, rồi bị cưỡng chế thi hành án ngay sau đó nên lâm vào cảnh mất đất, mất nhà. Từ tháng 9, tháng 10-2001 đến tháng 9-2002, trên cương vị là Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, anh ký 3 văn bản gửi Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị xét lại bản án phúc thẩm oan sai do Võ Trọng Hiếu ký. Anh ký văn bản nào đều được Hội Cựu chiến binh Thành phố đồng tình và được báo Cựu chiến binh TP.HCM đưa ra trước công luận. Dẫu có chậm, song đến đầu năm 2011, ông Dần đã lấy lại được đất đai nhà cửa của mình.
Ngày đó, tôi bao giờ cũng suy nghĩ rất tốt về anh. Tôi không ngờ một người như anh bây giờ lại là “tác giả” của “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” với những câu như: “Sau 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh - sinh viên trước năm 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả…”.Có lẽ nào câu đó là lời thốt ra từ cửa miệng của một người trước đây là giảng viên dạy Triết ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ, một vị đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố và là Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố? Anh còn cho rằng: “Các nhà văn đã cho tôi thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, một xã hội không có bóng người…”.
Thưa anh, anh đã đọc được bao nhiêu sách văn học hở anh Đằng? Và cái nhà văn chết tiệt nào đã cho anh thấy “thân phận thê thảm của con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc” đã biến anh trở thành kẻ ngớ ngẩn, tự nguyện học nói theo như vẹt, rằng: “… Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn “Bên thắng cuộc” mới đây. Thật sự miền Nam đã giải phóng miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng…”.
Anh Lê Hiếu Đằng ơi, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Huy Đức lúc bấy giờ chỉ là một thằng nhóc 13 tuổi. Thằng nhóc ấy nói rằng: “… Nhng cun sách ca Mai Tho, Duyên Anh đã giúp bn tr chúng tôi hiu được mt thế gii văn chương gn gũi hơn có mt min Nam không ging như min Nam trong sách giáo khoa ca chúng tôi…” (sách giáo khoa được in ở miền Bắc, nơi mà Huy Đức sinh ra lớn lên rồi đi học - HP). Chắc anh Hiếu Đằng cũng biết: những tháng năm chiến tranh, cơ quan thông tin Mỹ ở Sài Gòn phối hợp với CIA tập hợp bọn bồi bút, bọn “biệt kích văn hóa” như Từ Chung, Chu Tử, Mai Thảo, Duyên Anh, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu… và cung cấp tài chính, bảo trợ cho bọn bồi bút, bọn “biệt kích văn hóa” ấy làm cái loa chửi cộng sản, xuyên tạc sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Do tiêm nhiễm nọc độc của bọn bồi bút, bọn “biệt kích văn hóa” nên Huy Đức viết trong “Bên thắng cuộc”: “Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc…”. Vậy mà anh Lê Hiếu Đằng lại rất tâm đắc với câu đó!
 S nghip chng đế quc M xâm lược, gii phóng min Nam, thng nht đất nước, giành li độc lp, t do, dân ch, hnh phúc cho nhân dân là s nghip chung ca nhân dân c hai min Nam - Bc. Nói rng min Nam đã gii phóng cho min Bc, hoc ngược li min Bc đã gii phóng cho min Nam đều là cách nói tùy tin, không đúng thc tế. Còn nh, trong bui l tr t do cho ni các Dương Văn Minh vào ti 2-5-1975, Thượng tướng Trn Văn Trà, Ch tch y ban quân qun thành phSài Gòn - Gia Định, Tư lnh kiêm Chánh y quân khu 7 lúc by gi đã phát biu: Trong cuc chiến đấu lâu dài này, toàn quân và toàn dân Vit Nam là người chiến thng, ch có đế quc M xâm lược là k chiến bi. Nhân dân Vit Nam là dân tc duy nht trong lch s nhân loi đã đánh bi quân Mông C. Vào năm 1954, chúng ta đã đánh bi Pháp Đin Biên Ph và nay chúng ta đã đánh bi Hoa K, nước t hào cho mình là hùng mnh nht thế gii. Đây là nim hãnh diện chung của tất cả nhân dân Việt Nam chúng ta”.
Tướng Dương Văn Minh cũng đã trả lời thật chân tình: “Ngày hôm nay, đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước… Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành công dân của một nước Việt Nam độc lập” (Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30-4-1975 của Nguyễn Hữu Thái - Nhà xuất bản Lao động, tr. 162,163).
Anh Lê Hiếu Đằng còn khoe: anh học trường Quốc học Huế và bị chính quyền Thừa Thiên - Huế bắt giam gần một năm ở lao Thừa Phủ, trong khi đã đến kỳ thi tú tài 2, được cha mẹ anh làm đơn hú họa xin cho anh ra thi, và được chính quyền Thừa Thiên - Huế lúc bấy giờ chấp nhận, và từ chuyện này anh đặt ra câu hỏi: “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”.
Chuyện anh ở tù lại được đi thi liệu có đáng tin cậy không, chứ còn chuyện Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu từ nhà tù bước ra trước họng súng kẻ thù là chuyện ai cũng biết:
“Ngày 9-2-1931, trong cuộc mít tinh nhân một năm khởi nghĩa Yên Bái thất bại, để bảo vệ đồng chí mình đang diễn thuyết, Lý Tự Trọng phải dùng súng lục bắn chết tên mật thám Le Grand. Nhưng anh đã bị bắt. Biết Lý Tự Trọng là một thanh niên hoạt động cách mạng, bọn thực dân tra tấn anh rất tàn bạo. Những ngón đòn hiểm ác nhất đổ xuống thân thể người thanh niên đầy dũng khí. Bạo lực không khuất phục nổi anh. Chúng quay sang dụ dỗ, mua chuộc, nhử mồi, nào là sang Pháp du học, nào là trao quyền cao, chức trọng, tha hồ vợ đẹp, nhà lầu… Chúng càng không khai thác gì hơn là nhận được sự im lặng, khinh bỉ. Dù rất tức tối nhưng bọn thực dân rất kiêng nể Lý Tự Trọng. Chúng đặt tên khác, gọi anh là “ÔNG NHỎ”. Rồi chúng đưa anh ra xử trước tòa. Khi luật sư bào chữa cho anh, nói rằng bị can chưa đến tuổi thành niên nên hành động còn thiếu suy nghĩ, “Ông nhỏ” đã gạt phắt: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Bọn thực dân lồng lộn tức tối. Chúng kết án tử hình. Trở lại ngục tù chờ ngày ra pháp trường, Lý Tự Trọng thanh niên đầy dũng khí. Bạo lực không khuất phục nổi anh. Chúng quay sang dụ dỗ, mua chuộc, nhử mồi, nào là sang Pháp du học, nào là trao quyền cao, chức trọng, tha hồ vợ đẹp, nhà lầu… Chúng càng không khai thác gì hơn là nhận được sự im lặng, khinh bỉ. Dù rất tức tối nhưng bọn thực dân rất kiêng nể Lý Tự Trọng. Chúng đặt tên khác, gọi anh là “ÔNG NHỎ”. Rồi chúng đưa anh ra xử trước tòa. Khi luật sư bào chữa cho anh, nói rằng bị can chưa đến tuổi thành niên nên hành động còn thiếu suy nghĩ, “Ông nhỏ” đã gạt phắt: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Bọn thực dân lồng lộn tức tối. Chúng kết án tử hình. Trở lại ngục tù chờ ngày ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh, hàng ngày tập thể dục và đọc truyện Kiều.
Ngày 2-11-1931, mặc dù bị dư luận cả trong nước và quốc tế hết sức phẫn nộ, bọn thực dân bất chấp sự sai trái về cái án tử hình cho một thanh niên chưa đủ tuổi, đã thi hành án. Trước khi chết, Lý Tự Trọng còn hát vang bài Quốc tế ca. Năm đó, anh mới 17 tuổi (Những Anh hùng tuổi trẻ, Nhà xuất bản Trẻ - 1999, tr. 19, 20).
Còn chị Võ Thị Sáu - người con gái Đất Đỏ, sinh năm 1935. Mười bốn tuổi chị Sáu tham gia công tác cách mạng. Năm 1950, chị bị địch bắt và kết án tử hình vì đã ném lựu đạn giết chết tên ác ôn cai tổng Tòng và làm bị thương 20 tên lính Pháp. Dư luận trong và ngoài nước lúc bấy giờ kịch liệt phản đối bản án bất nhân này vì Võ Thị Sáu chưa đủ 18 tuổi. Bất chấp tất cả, chúng đày chị ra Côn Đảo chờ ngày xử bắn. Những ngày ở Côn Đảo, chị luôn bình thản và nói với mọi người rằng cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Sáng sớm ngày 23-1-1952, chúng đưa chị ra pháp trường, chị cương quyết không cho bọn lính bịt mắt chị. Nhà thơ Phùng Quán đã diễn đạt thành thơ: “… Bắn tao đi! Tao không bao giờ sợ! Tao mở mắt to để nhìn làn đạn của chúng mày/ Bắn tao đi! Mặt tao, ngực tao đây! Bọn giặc rùng mình run tay súng/ Bốn phát chị vẫn sống/ Hai mắt vẫn mở to/ Áo đỏ như màu cờ/ Máu tuôn thành từng suối/ Ánh mắt vẫn sáng chói/ Như nhìn cháy kẻ thù/ Tiếng hô Đảng! Bác Hồ! Gió biển mang về đất liền Tổ quốc/ Tám phát chị ngã gục/ Đầu nghiêng như ngủ say/ Mái tóc gió bay bay/ Xanh rờn mười bảy tuổi”.
Khi còn sinh thời Bác Hồ dạy: “Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi” (Danh ngôn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa, tr. 9,10).
Trong thực tiễn hoạt động gần nửa thế kỷ qua, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đã mắc nhiều sai lầm, đã dũng cảm nhận lỗi trước nhân dân và kiên quyết sửa chữa sai lầm, rút ra những bài học quý báu sau đây:
Một, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Hai, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ Đại hội VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới một cách mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã đánh giá: “Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 - 2010) đã tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước… Chỉ tính sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010): Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Thời kỳ 2001 - 2005, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7,5% và hai năm 2006 - 2007 đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%. Các năm 2008 - 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,96% (năm 2009 đạt 5,3% và năm 2010 đạt 6,78%), bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/ năm và 10 năm 2001 - 2010 tăng trưởng 7,26%/năm, đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Như vậy, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 101,6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Như vậy, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển và có thu nhập trung bình…” (Tài liệu Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng - Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 51, 52, 123).
Cách đây hơn ba mươi năm, có ai dám nghĩ rằng: nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi nay đã là công viên Lê Văn Tám - nơi nghỉ ngơi của trẻ em và nhân dân lao động thành phố. Rồi hàng chục khu đất hoang khác, nay đã là khu công nghiệp, chợ búa, khu dân cư sầm uất, náo nhiệt. Con kênh Nhiêu Lộc ngày xưa chạy dài ngoằn ngoèo qua các quận: Tân Bình, Phú Nhuận, quận Ba, Bình Thạnh, quận Nhất… là dòng kênh đen hôi hám, đầy rẫy rác rưởi, uế tạp, gần bờ kênh là những căn nhà ổ chuột rách nát tạm bợ, vậy mà nay, sau hơn ba mươi tám năm, con kênh Nhiêu Lộc đã rộng hơn, sâu hơn, nước chưa trong xanh song phần nào đã sạch sẽ hơn. Hai bên bờ kênh được xây ta-luy và trồng cây xanh đẹp tựa công viên với con đường nhựa thông thoáng và những dãy nhà cao tầng sạch đẹp, khang trang…
Rõ ràng, cái tích cực, cái phổ biến vẫn là cơ bản, vẫn sinh sôi nẩy nở từng giờ, từng ngày; còn cái tiêu cực vẫn là cá biệt, chúng chỉ là những hạt sạn nhỏ bé, lẻ loi, lẫn lộn trong hàng chục triệu tấn gạo mà đồng bào cả nước đã sản xuất ra, để sử dụng được gạo người tiêu dùng bắt buộc phải sàng lọc sạn ra và vứt chúng vào sọt rác. Nhất định không ai để “sạn” tồn tại chung với “gạo” được, phải không?
Bộ mặt đất nước ta, đời sống của đồng bào ta nay đã khác xưa, làm bạn bè các nước vui vẻ, tự hào, cả hàng ngàn hàng vạn Việt kiều khắp nơi trở về cũng không giấu nỗi niềm xúc động. Thế mà anh Hiếu Đằng lại dám mở mồm nói: “Sau một thời gian dài Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả các quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết”
Anh ăn nói tráo trở như thế bảo tôi không giận và khinh anh sao được!

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives