THẦY THUỐC VĂN NGHỆ  

Posted by Unknown

Tổ đỉa
Bác sĩ ĐÀO TY TÁCH
Tổ đỉa là một loại bệnh chàm trong đó da nổi rất nhiều mụn nước trên lòng bàn tay, hai bên ngón tay và lòng bàn chân. Các mụn nước thường kéo dài khoảng ba tuần và gây ngứa dữ dội. Khi các mụn nước khô, da xuất hiện vảy và các mụn nước thường tái phát. Các tổn thương trong tổ đỉa không bao giờ lan lên quá cổ tay hay cổ chân người bệnh. Bệnh thường phát ra và nặng lên về mùa xuân hay mùa hè. Khi ngứa, bệnh nhân gãi liên tục làm vỡ các mụn nước, nếu giữ vệ sinh kém đưa đến nhiễm trùng da tạo thành các nốt mụn mủ hay các bọc mủ. Đông y gọi chứng bệnh này là nga trưởng phong nếu bệnh xảy ra ở bàn tay, còn gọi là thp cưc khí nếu bệnh xảy ra ở bàn chân.
Để điều trị bệnh tổ đỉa, người ta thường dùng thuốc chống dị ứng cho đỡ ngứa và các loại
kem hay thuốc mỡ thoa lên da. Trong trường hợp nặng, thày thuốc có thể cho uống thêm corticoid.
Các mụn nước trong tổ đỉa thường xảy ra nhiều nhất ở hai bên ngón tay và lòng bàn tay, hiếm khi ở lòng bàn chân. Những mụn này thường nhỏ và xuất hiện thành từng cụm tương tự như tinh bột sắn. Trường hợp nặng hơn, các mụn nước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành mụn nước lớn làm da ngứa ngáy và đau đớn. Khi các mụn nước khô và tróc ra trong khoảng ba tuần, làn da cómàu đỏ mịn. Bệnh tổ đỉa tái diễn khá thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên bệnh thường kết hợp với tình trạng viêm da dị ứng do tiếp xúc với một số kim loại như crom, coban niken trong các môi trường công nghiệp. Những người có làn da nhạy cảm và bị nổi ban sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng có nhiều khả năng mắc bệnh tổ đỉa và một số người bị chàm dị ứng cũng hay phát triển thành bệnh tổ đỉa.
Đối với hầu hết bệnh nhân, bệnh tổ đỉa chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, tuy nhiên, đau và ngứa có thể hạn chế sử dụng bàn tay hoặc bàn chân trong công việc, gãi nhiều có thể tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, thày thuốc chẩn đoán bệnh tổ đỉa dựa trên khám lâm sàng, kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ nhằm loại trừ các bệnh ngoài da khác, chẳng hạn thày thuốc có thể cho làm xét nghiệm tìm các loại nấm gây bệnh như nấm chân của vận động viên.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thày thuốc thường kê toa thuốc uống chống dị ứng  bao gồm clorpheramin hay cetirizin và kem thoa da corticoid giúp các mụn nước mau xẹp. Băng bó các khu vực tổn thương bằng gạc ẩm sau khi bôi corticoid cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường sự hấp thu của thuốc. Trong trường hợp nặng, thày thuốc có thể kê toa thuốc uống corticoid nhưng nên thận trọng vì dùng lâu dài gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nếu các phương pháp điều trị trên đây không có hiệu quả, thày thuốc có thể cho người bệnh dùng liệu pháp ánh sáng cực tím kết hợp với các loại thuốc giúp làn da dễ hấp thu thuốc hơn. Các loại kem thoa giảm miễn dịch như tacrolimus và pimecrolimus có thể giúp ích cho những người không muốn sử dụng corticoid nhưng loại thuốc này tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Một số thày thuốc ưa tiêm dưới da đc tbotulinum để điều trị những trường hợp nặng.

Tuy nguyên nhân cùa bệnh tổ đỉa chưa rõ ràng nhưng nếu tránh tâm trạng căng thẳng và tránh tiếp xúc với muối kim loại như crôm và niken cũng giúp ngăn ngừa bệnh. 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives