NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - TRAO ĐỔI  

Posted by Unknown

Đâu là “nhân cách và gá trị” của Bùi Giáng?

Nhà báo, Luật gia HOÀNG PHƯƠNG

Phải chăng duyên nợ ở đời/ Ấy là cái đó của người thuyền quyên/ Ấy là cái ấy của em/ Tồn sinh tại thể dịu mềm mà ra…” (Phải chăng - Di cảo 2, trang 29). “Tôi thấy em từ thuở bên kia rào/ Rào là giậu - em vắn quần ngồi đái…/ Em đau đớn một lần em thít thút/ Giữa đêm đen cô độc em một mình/ Em bán mình thành thử em lênh đênh/ Và cái ấy suốt đời em đau đớn/ Anh tự hỏi ấy là gì như vậy/ Từ thâm uyên em vút cánh lên cao/ Em vui chơi như một giọt mưa rào/ Mà anh chỉ một chim chào một cá…” (Tôi chẳng rõ - Di cảo 2, trang 30, 31). “Ngập ngừng gái lội qua khe/ Lội qua khe nước ướt khe tấm quần/ Đăm chiêu nghĩ ngợi tần ngần:/ Lội qua khe nước cởi quần trước tiên/ Há rằng rất mực vô duyên/ Ở truồng lội nước thuyền quyên ngượng ngùng/ Tâm tư phím loạn tơ chùng/ Phải chi có một thằng khùng chịu chơi/ Song trùng hai đứa một nơi/ Chung lưng đoàn kết một đôi ở truồng…” (Ngập ngừng 2 - Di cảo 1, trang 61); “… Đi về kỷ niệm một muôn/ Đầu khe suối mộng ở truồng tắm chơi…” (Tiên nương - Di cảo 1, trang 84); “Tháng năm dzui dzẻ tháng ngày giẻ giun/ Hình dung phụ nữ ở truồng…” (Xuân xanh - Di cảo 1, trang 89); “… Hùng tâm thánh nữ thiên tài ni cô/ Định thần mừng rỡ bước vô/ Song trùng chúc phúc hai cô một lần… Hai nàng có số long đong/ Cũng đành gắng chịu lòng thòng đẩy đưa” (Bâng quơ - Di cảo 2, trang 68). “… Em tưởng anh là vô tận tuyệt trù/ Của bê bối là ngàn thu một thuở/ Mua và bán - bán và mua lở dở/ Em chịu chơi là tạm bợ thế thôi…” (Sẽ kinh ngạc - Di cảo 2, trang 33). “… Bạn tình ở chốn thanh lâu/ Vào ra vướng bịnh điên đầu liễu hoa/ Pê-nê-xin-lin trừ tà/ Mặt dày mày dạn khéo là khó coi…” (Điên mê tột độ - Di cảo 1, trang 105). “… Thiên tài yêu dấu biển khơi/ Yêu khe nước chảy khắp nơi xè xè/ Yêu mây tạnh, yêu mây bay/ Yêu đồi yêu núi yêu ngày yêu đêm/ Thượng thừa yêu cỏ dịu mềm/ Liên tồn rìa mép êm đềm chứ sao…” (Chuyện giai nhân - Di cảo 2, trang 95); “… Hương ôi! Màu sắc hiện tiền/ Làm sao quên được Nàng Tiên Một Lần” (Tình yêu - Di cảo 2, trang 50); “Gặp em ngồi tựa gốc cây/ Hỏi em có biết chiều nay mấy giờ/ Mưa nguồn đổ xuống trang thơ/ Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…” (Gặp em - Di cảo 1, trang 100); “Em sẽ khóc khi nhìn trong đáy mắt/ Thấy một mình người đi lại lang thang/ Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt…” (Gửi thôn nữ - Di cảo 2, trang 77).
Rõ là: “Phải chăng duyên nợ ở đời/ Ấy là cái đó của người thuyền quyên/ Ấy là cái ấy của em; Rào là giậu - em vắn quần ngồi đái/ Em đau đớn một lần em thít thút/ Và cái ấy suốt đời em đau đớn/ Mà anh chỉ một chim chào một cá/” (cũng là cái vuông tròn, tròn vuông chứ không gì khác). Rồi thì: “Lội qua khe nước ướt khe tấm quần/ Phải chi có một thằng khùng chịu chơi/ Đầu khe suối mộng ở truồng tắm chơi/ Tháng năm dzui dzẻ tháng ngày giẻ giun/ Hình dung phụ nữ ở truồng/ Chung lưng đoàn kết một đôi ở truồng…/”. Chao ôi! “Ở truồng tắm chơi”, “phụ nữ ở truồng”, “một đôi ở truồng”, từ ngữ như thế mà gọi là thơ ư? Thật, khủng khiếp không thể nào tưởng tượng nổi. Quá tệ khi: “Mua và bán - bán và mua lở dở/ Em chịu chơi là tạm bợ thế thôi/ Bạn tình ở chốn thanh lâu/ Vào ra vướng bận điên đầu liễu hoa/ Pê-nê-xin-lin trừ tà…” rồi thì “… yêu khe nước chảy khắp nơi xè xè; Thượng thừa yêu cỏ dịu mềm/ Liên tồn rìa mép êm đềm chớ sao; Làm sao quên được Nàng Tiên Một Lần; Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi; Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt…”. Té ra, con người chơi bời phóng đãng, hai ni cô cũng không thoát cái “lòng thòng đẩy đưa” và nói lái tục tĩu trần trụi như vậy là “thơ”? Người có “tác phẩm” như vậy là “thi sĩ”, là thiên tài ư?
Không chỉ có thế, Bùi Giáng còn viết: “Người anh siêu việt đã ra đi…” (Tưởng nhớ Nguyễn Du - Di cảo 1, trang 90). Bùi Giáng sinh năm 1926, cụ Nguyễn Du sinh năm 1765, hơn Bùi Giáng đến 161 tuổi. Bùi Giáng nếu là người có đạo đức, biết lễ nghĩa, khiêm tốn sẽ gọi cụ Nguyễn Du là Thi hào, cụ tổ, cụ cố chứ sao hỗn láo gọi bằng anh? Phải chăng Bùi Giáng thường tới lui thăm viếng chùa nên gọi Phật bằng anh? Người Việt Nam không chấp nhận cách xưng hô như vậy. Thú thật, tôi rất nổi giận khi Bùi Giáng viết những dòng này: “Quả nhiên nó đúng là người/ Mà sao nó khác hẳn người chúng ta/ Quả nhiên nó rất là già/ Mà sao nó bảo nó là trẻ thơ/ Trẻ thơ nào có bao giờ/ Biết làm thơ để phượng thờ tình yêu/ Đúng rồi! Nó nói lời điêu/ Đừng tin theo nó mà điên theo cùng/ Về sau sương gió mông lung/ Từ xa xôi lắm song trùng bủa vây/ Dửng dưng nó khóc đêm ngày/ Và cười nắc nẻ suốt ngày suốt đêm/ Khóc cười vô tận quàng xiên/ Lời ăn tiếng nói nó quên mất rồi/ Cười như quỷ, khóc như ma/ Cụ Hồ bảo cứ để cho nó quỷ ma tha hồ”(Quả nhiên như thế - Di cảo 2, trang 18). Tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”, khi cố phân tích đoạn “thơ” này. Xin bạn đọc phân tích dùm. Tôi chỉ vô cùng phẫn uất với hai câu thơ cuối: “Cười như quỷ, khóc như ma/ Cụ Hồ bảo cứ để cho nó quỷ ma tha hồ”. Ai cũng biết Bác Hồ, vị Cha già kính yêu của dân tộc, người Anh hùng giải phóng dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới do Liên hiệp quốc bình chọn. Từ năm 2009 đến nay, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng của Bác Hồ là: Trung với nước, hiếu với dân. Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và có tinh thần quốc tế trong sáng. Bác Hồ không bao giờ muốn thấy ai “cười như quỷ, khóc như ma”, quỷ là loài yêu quái hung dữ, nghĩa bóng là sự giả dối, gian ngoan, xảo quyệt; ma là hồn người chết hiện về. Chỉ có bọn phản động mới thấy câu “thơ” này phù hợp với dã tâm của chúng. Do vậy, chúng thích thú nhất câu: “Cụ Hồ bảo cứ để cho nó quỷ ma tha hồ”. Đây chính là sự xúc phạm đến niềm tin yêu thiêng liêng của dân tộc, làm người không ai chấp nhận được. Đến đây tôi chợt nhớ trong bài “Ai làm Bùi Giáng sống lại sau 15 năm?” của chị Châu Thị Năm có kể chuyện Bùi Giáng giữa đêm hôm lớn tiếng chửi rủa Bác Hồ ở chợ Gò Vấp. Có lẽ những chi tiết này không làm những người tôn vinh Bùi Giáng an tâm vì không có cái tội nào lớn bằng tội xúc phạm đến lãnh tụ tối cao của dân tộc. Nhưng vì ông Giao Hưởng cùng bè bạn của ông cố khỏa lấp bằng cách đòi “chứng cứ” nên bắt buộc tôi phải trình chứng cứ. Xin thưa, chứng cứ nhiều lắm. Lần này chỉ trích một đoạn sau đây trên Tiền Vệ để bà con đọc:
“Năm 1978, trong những ngày Võ Quốc Linh, Hoàng Đình Bình, Phạm Tấn Ngọc và HNT từ Nha Trang vào Sài Gòn lang thang vô vọng, thì có một buổi trưa bọn tôi đã chứng kiến cái cảnh nhốn nháo trước chợ Tân Định khi Bùi Giáng bất ngờ nổi hứng nhảy múa và hát lớn “Hò, Hó, Ho Chi Minh…” theo điệu nhạc của bài “Ho Chi Minh” của ban nhạc “Lứa Tuổi 49” (từ CHDC Đức sang) đang được phát thanh qua những chùm loa sắt ở trước chợ. Sau khi nhảy múa và hát “Hò, Hó, Ho Chi Minh… Hò, Hó, Ho Chi Minh…”, Bùi Giáng ngửa mặt lên trời nói lớn: “Mình ơi là Mình! Mình Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình? Sao Mình không chịu hết Ho? Mình Ho kiểu này thì chắc tui phải chết bờ chết bụi chớ có tiền đâu mà mua thuốc cho Mình uống, hả Mình? Hò, Hó, Ho Chi Minh?... Hò, Hó, Ho Chi Minh? Ho Chi mà Ho cho cố vậy Mình?...”.
Bất ngờ có công an xuất hiện. Võ Quốc Linh nhanh trí la lên: “Chú Giáng, chú Giáng. Chú đừng có điên nữa mà. Thôi đi chú. Về nhà với con…”. Rồi Linh chạy lại ôm Bùi Giáng. Nhưng bất ngờ Bùi Giáng xô Linh ra và gào lên: “Đụ móa mầy. Gioang ra. Tau hổng koá điên. Tau chửi Hồ Chí Minh thì kệ choa tau…”.
Trên Thanh Niên Online ngày 18-9- 2013, ông Trần Đới khẳng định: “Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên”. Nếu đúng vậy, thì xin hỏi quý vị khi Bùi Giáng viết: “Cười như quỷ, khóc như ma/ Cụ Hồ để cứ cho nó quỷ ma tha hồ” là có ý gì? Đó phải chăng là thêm một “bằng chứng” nữa, góp phần “tôn vinh nhân cách và giá trị” của Bùi Giáng? 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives