NHÂN NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7-11-1917 - 7-11-2013)  

Posted by Unknown

Ngôn ngữ mới - Ngôn ngữ của tình hữu nghị!

NGUYỄN TUẤN ANH
(22/9 Võ Thị Sáu, Vũng Tàu)

Những năm đầu của thập kỷ 60, trong công cuộc khởi đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đã có nhiều chuyên gia nước ngoài đến giúp Việt Nam, họ là những người thầy, người anh trong công tác chuyên môn của các ngành nghề. Thời gian gần đây trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành dầu khí, có một số công ty tư bản vào khoan thăm dò và khai thác ở Việt Nam ta, ở đó quan hệ giữa người nước ngoài và người Việt là mối quan hệ nghiêm ngặt giữa người làm công ăn lương và nhà thầu. Trong công ty liên doanh dầu khí Vietsovpetro, sự quan hệ công tác giữa người Nga và người Việt tuy thuộc hai quốc gia khác nhau nhưng thân ái, hữu nghị như người cùng trong một nước, do tính chất của công việc nên có những bộ phận làm việc ở trên bờ và trên các giàn khoan ngoài biển.
Trên các giàn khoan dưới cái nắng gắt gao như thiêu như đốt, những kỹ sư, công nhân người Nga mồ hôi nhễ nhại sát cánh cùng anh em người Việt miệt mài trong công việc, lúc giải lao vừa quơ tay với tờ báo cũ quạt lấy quạt để nhưng thấy anh em người Việt quây quần xung quanh là các bạn Nga tranh thủ học tiếng Việt, câu được, câu chăng nghe ngọng nghịu, bi bô, làm rộ lên những tiếng cười vui vẻ. Có một số anh em người Nga do chịu khó học hỏi nên đã nói được khá sõi một số câu thuộc về công việc có thể trao đổi, giao dịch bằng thứ tiếng Việt bập bẹ của em bé 5 tuổi rất vui tai. Một số anh em Việt Nam ta hạn chế về tiếng Nga nên từ thực địa giàn khoan đã xuất hiện một thứ ngôn ngữ chưa bao giờ có trong từ điển văn hoá thế giới - có thể gọi đó là thứ “ngôn ngữ” của tình hữu nghị Nga - Việt đại loại như: “Äàõàộũồ đi đánh éàủũõợ” (Nào chúng ta đi đánh dung dịch) hay: “Tối qua ềỷ éàỹợũàồũ nhiều nhiều Äàõàộũe ẻọỷừàũ thôi!” (Tối qua cậu làm việc nhiều rồi hãy nghỉ ngơi đi thôi). Trong các dịp Tết lễ của hai nước mới thật là vui vì lúc đó ở các giàn khoan thường tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng, mọi người thường đồng ca các bài hát Nga đã được dịch ra tiếng Việt: “Cuộc sống ơi ta mến yêu người”, “Đôi bờ”… Người Nga hát tiếng Nga, người Việt hát lời Việt, bên cây đàn ghi-ta lúc thì Việt lúc thì Nga đệm cho cả tập thể đồng ca thật sôi nổi say sưa và tràn đầy tình hữu nghị. Có rất nhiều bạn Nga thích ăn các món Việt như: Mì tôm, phở, rau muống xào… và rất thích xem ca nhạc Việt Nam. Trong lao động vất vả với cái nắng nóng, ngột ngạt, khắc nghiệt ngoài giàn khoan cộng thêm điều kiện xa nhà, xa Tổ quốc, tiếng hát, tiếng cười đã làm tăng tình hữu nghị, cho chúng tôi thêm sức mạnh tinh thần cùng sát cánh bên nhau vượt qua những nặng nhọc, vất vả để làm việc quên mình khơi những dòng dầu cho Tổ quốc. Trong các phòng ban của công ty ở trên bờ, hay trong viện nghiên cứu thiết kế, hình ảnh các bạn Nga, Việt chụm đầu trao đổi công việc kinh nghiệm bên máy tính, máy phân tích quang là những hình ảnh thường nhật tiêu biểu cho một ngày làm việc ở viện hay văn phòng công ty. Tôi có hai anh bạn người Nga cách đây mấy hôm hai anh gặp tôi với nét mặt buồn buồn, các anh đến chia tay tôi vì ngày mai bay về đất liền sau đó mấy ngày các anh sẽ về nước vì thời hạn lao động ở Việt Nam đã hết (3 năm). Cả hai bạn đến xin tôi mấy băng cassette, CD làm kỷ niệm, Bồởàớợõ. Â. Â thì thích băng Thu Hiền còn ẽðợũợủợõ. Í. Í thì lại thích đĩa CD Tam ca áo trắng. Khoảng nửa đêm hôm đó cả hai bạn lại tìm tôi và trách cứ là tôi vẫn chưa dạy cho hai bạn bài hát Việt Nam: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Đêm đã khuya chúng tôi phải ôm đàn lên sân bay học hát, sau khi dạy xong cho các bạn tự hát được, tôi yêu cầu hai bạn dạy lại cho tôi bài “Chiều Mátxcơva” bằng tiếng Nga. Khi tất cả chúng tôi học xong thì đêm đã quá khuya, mặc dù vậy chúng tôi vẫn ngồi lại bên nhau trong ánh lửa Faken rực sáng, say sưa hát, giọng Nga hòa vào lời Việt vang lên cùng với tiếng đàn ghi-ta bập bùng như được âm vang khắp vùng trời Bạch Hổ tiếng ca của tình hữu nghị Việt - Nga. 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives