PHÊ BÌNH TRAO ĐỔI  

Posted by Unknown

Bộ mặt thật của kẻ tung ra luận điệu “phê bình chỉ điểm”
CHU GIANG
Câu thành ngữ “Vừa ăn cướp vừa la làng” rất đúng với con người Phạm Xuân Nguyên. Trong khi dư luận đông đảo đều phê phán luận văn của Nhã Thuyên thì Phạm Xuân Nguyên tung ra luận điệu Phê bình chỉ điểm, đánh lạc hướng dư luận, nhằm biện hộ cho những sai lầm hiển nhiên của một luận văn có tư tưởng giải thiêng lịch sử, giải thiêng chính trị, giải thiêng lãnh tụ, giải thiêng truyền thống văn hóa dân tộc... Đây là một thủ đoạn giảo quyệt, là vu cáo chính trị một cách hiểm độc để xúc phạm, thóa mạ, trói tay khóa miệng người phê bình theo kiểu quan huyện đốt đèn dân đen cấm lửa. Phạm Xuân Nguyên tự tung tự tác hò hét thì không sao. Nay bị điểm mặt chỉ tên đúng người đúng việc, bị điểm đúng huyệt, thì giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Tại sao đàn bà nhà này đau chỗ luận văn mà đàn ông nhà kia kêu la dữ vậy? Hóa ra cũng là một cốt một đồng. Công lao tìm trò truyền đạo, tưởng đến ngày hái quả vinh hoa. Không ngờ nó ngược lại, đau lắm chứ, không gào lên sao được. Nhưng Phạm Xuân Nguyên không gào theo kiểu vợ Binh Mâu, mà thâm hiểm hơn, đó là đánh lạc hướng dư luận, đánh tráo dư luận, gắp lửa bỏ tay người. Thủ đoạn đó lôi kéo được kẻ đồng thanh đồng khí, mê mị được người ít kiến văn... Nhưng chỉ là múa rìu qua mắt thợ đối với giới học thuật, với những người có đầu óc khoa học. Bởi Phạm Xuân Nguyên vu cáo trắng trợn: Phê bình chỉ điểm là dựng chuyện, lập hồ sơ giả, dựng hiện trường giả, nên bắt buộc người ta phải đặt ra câu hỏi: Ai đã dựng lên Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh? Có phải Trần Đăng Khoa bịa ra bãi nôn mửa của “vua truyện ngắn” ở Thụy Điển hay không? Kẻ nào đã dựng lên người hướng dẫn khoa học Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình? Phải chăng bản Luận văn, Hội đồng chấm Luận văn và cái điểm 10 tuyệt đối kia là một hiện trường giả? Cứ trả lời những câu hỏi đó, đi, tự khắc mọi sự sẽ rõ như ban ngày thôi!
Tại sao Phạm Xuân Nguyên không trình bày rõ cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, cách đọc, hệ mỹ học mới để chứng minh nội dung luận văn là khoa học, là có giá trị, là một hành động dũng cảm của Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội?
 Nếu bình tĩnh, điềm đạm mà thuyết phục được bạn đọc, thuyết phục được giới quản lý khoa học Đại học thì chẳng phải hơn ư? Nếu được thế, có khi phải phong Tiến sĩ cho tác giả luận văn, đưa vào giáo trình chính thức cho toàn ngành... Như thế thầy trò chẳng vẻ vang lắm ư? Tội gì mà mưu mẹo, ấp ủ đến ba năm (từ 2010), chuyển thể sang tiểu luận Những tiếng nói ngầm, tung lên mạng (2012), không thấy có dư luận gì, tưởng có thể “xuất quân” được, liền đưa đệ tử ruột lên bục giảng... Nếu đệ tử này không quá khích trong các bài giảng về văn học hải ngoại, khiến sinh viên bức xúc, phản đối, gửi thư lên lãnh đạo Khoa... thì có ai biết cái tổ chuồn chuồn nó ở đâu. Nhưng mà gieo gì gặt nấy. Ém mưu nuôi mẹo mãi rồi cũng phải thực hành, tất có ngày nó phải bùng ra.
Phạm Xuân Nguyên không biện luận theo tinh thần khoa học. Vì không thể làm được. Bởi mọi chứng lý khoa học từ văn bản Luận văn đều tố cáo Nguyên chứ không ủng hộ Nguyên, cho nên phải chọn cái cách vừa cướp vừa la... là một cách thức gian dối trong học thuật tránh đường thật mà bắt đường quanh, chỉ nạt được người yếu bóng vía thôi.
Phạm Xuân Nguyên đừng tưởng có chút quyền hành ở Hội Nhà văn Hà Nội, được bạn bè tâng bốc lên mây xanh, nào là con nợ trần gian, nào là kẻ đầu bạc lòng xanh, nào là chuyện không tin có thật... rồi khoe khoang ngạo mạn... là trở thành một uy quyền học thuật. Nhầm lắm. Uy tín khoa học hình thành, tỏa ra từ tư tưởng học thuật, từ công trình học thuật... khiêm tốn, lặng lẽ nhưng bất khả khuất phục. Đâu phải ở chỗ huênh hoang to lời lớn tiếng. Phạm Xuân Nguyên tự khoe có cả hai yếu tố của nhà phê bình: tri thức bản lĩnh. Ô hô! Tri thức khoa học mênh mông lắm. Biển học vô bờ. Biết bao nhiêu là có. Men mép nước bờ sông bãi cát đủ ướt bàn chân cũng là có. Như con tàu ra giữa đại dương cũng là có. Muốn có tri thức phải chuyên tâm nghiên cứu. Để cả đời vào một đề tài, một hướng nghiên cứu may ra được chút ít. Ham xuất hiện, ham thể hiện, chỗ nào cũng có mặt có lời thì còn đâu thời gian tâm sức cho nghiên cứu khoa học. Cho nên gọi là nhà phê bình văn học nhưng chưa thấy Nguyên có một công trình, tác phẩm nào chuyên vào phê bình văn học. Cũng chưa thấy Nguyên có bài phê bình văn học nào hẳn hoi ra tấm ra món có ấn tượng trên văn đàn. Kiểu viết dạo mấy trang đầu sách cuối sách, mấy dòng bìa gấp, bìa bốn, những bài ngắn cho các tờ báo không chuyên về văn học thi thoảng có bài ở tạp chí địa phương thì đâu phải là nhà phê bình theo đúng nghĩa.
Bảo Nguyên là nhà dịch thuật, ừ thì cũng được, tuy mới có vài đầu sách dịch. Nhưng vốn ngoại ngữ của Nguyên còn cọc cạch lắm. Nguyên có vẻ tự đắc khi được bạn bè bốc lên: chỉ có hai năm tại ngũ, tự học, mà dịch được những tác giả khó như Kundera. Thế là thông minh. Nhưng vài đầu sách dịch... chưa là gì cả. Và đừng vội hớn hở từ những lời bốc thơm.
Nguyên đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Nhưng Chủ tịch Hội Nhà văn một địa phương trước hết là trách nhiệm quản lý, chưa phải là một uy tín học thuật. Nếu lại dựa vào chức danh đó mà tuồn quan điểm sai trái của mình vào hoạt động của Hội thì càng xấu mình hổ Hội. Giải thưởng cho Giăng lưới bắt chim mà chắc Nguyên có vai trò trong đó, là một ví dụ. Kẻ trao người nhận đều... thế nào nhỉ? Đều là Cũng là cùng hội cùng thuyền/ Mửa nôn rồi lại bốc lên... cùng mời!
Lại nói cái Giải thưởng trọn đời cho Jờ Joạc... mới hay chứ lị. Vả cái chức danh Chủ tịch cho Nguyên là một sự nhầm lẫn lớn của Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội và cơ quan có trách nhiệm về văn hóa - văn nghệ của Thành phố. Không phải nuôi ong tay áo mà là cử cáo chăn gà !
Nguyên đang là Trưởng phòng văn học so sánh. Một trách nhiệm khoa học rất nặng nề. Nhưng chưa thấy Nguyên có một công trình nào về văn học so sánh. Cũng chưa tổ chức được một công trình tập thể chẳng hạn. Thế thì Phòng này vui nhỉ. Đúng là ăn cơm Nhà nước vác ngà nhà em! Đi tìm bản lĩnh của Nguyên thật là khó. Nguyên không có tư tưởng học thuật, không có công trình riêng. Chỉ lăng xăng chạy cờ cho các vị “tiên phong đổi mới” mượn văn nghệ để làm chính trị (thư Nguyễn Khải), Nguyên cũng ti toe làm tí chính trị nhưng không thể hiện một tư tưởng chính trị nào cả. Và ở đây, Nguyên tỏ ra dám làm việc này dám nói lời kia, thì hại thay, càng bộc lộ bản chất hoạt đầu, xu thời, cơ hội, tráo trở.
Mấy năm về trước Nguyên đã lên tiếng ủng hộ việc một công ty văn hóa ở TP.HCM tái bản một số sách có nội dung phản động, đồi trụy (đã được tẩy rửa, lau chùi bớt tạp chất) của Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên - hai cây bút chống cộng khét tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975 với dụng ý “khơi dậy dòng văn học đang âm thầm chảy”...
Nguyên viết ở bìa bốn quyển Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, rất đề cao tập truyện này. Mà đấy là một quyển sách dâm ô sặc mùi chống cộng, phỉ báng cay độc người sáng lập chủ nghĩa Mác và vu cáo chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
Nguyên cho nhóm Mở Miệng là có tuyên ngôn, có tư tưởng, thuộc về một hệ mỹ học mới. Trên thực tế nó là một nhúm thơ tự nhận là rác rưởi, dơ bẩn, thơ nghĩa địa và đã chết rồi. Đưa ra luận điểm phê bình chỉ điểm là Nguyên tự nhận đã bị chỉ điểm. Mà đúng như thế. Nguyên tỏ ra nói và làm ngược hẳn lại những điều Nguyên đã thề bồi, hứa hẹn. Đúng như một bạn đọc đã viết: không phải nhất thời, hành động của Phạm Xuân Nguyên đã thành hệ thống . Nguyên thường xuất hiện trên những trang báo có khuynh hướng chống Việt Nam (như BBC tiếng Việt, R.F.A...), ở đâu Nguyên cũng có mặt, từ việc lớn là chống đối lại chủ trương của Đảng và Nhà nước, tìm cách gỡ những nút thắt, gìn giữ mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc, Nguyên đã ở trên tuyến đầu của những cuộc gây rối, nhân danh lòng yêu nước biểu tình chống Trung Quốc, đến việc ủng hộ những người phạm pháp và có hành động có tính chất phạm pháp như Lê Công Định trước đây, Phương Uyên gần đây... và Nhã Thuyên trong những ngày hôm nay (Nguồn: Blog Đông La).
Như thế mà vẫn đưa tay đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng! Thật còn hài hước hơn cả cái điểm 10 tuyệt đối mà Hội đồng chấm luận văn đã trao cho Nhã Thuyên.
Thân danh thì ở Hội này Viện kia nhưng lòng dạ Phạm Xuân Nguyên đã ở tha ma bãi rác với nhóm Mở Miệng kia rồi!
Thân này đã xé làm ba mảnh
Mấy sợi lông... hồng há sợ chi
Món nợ trần gian còn chưa trả
Thạch Sùng oán mãi
kiếp văn chương...
Phân thân được như thế cũng là vai kịch giỏi nhưng tiếc rằng không đúng sân chơi.
Vì có hai điều mà xưa nay kẻ sĩ - người cầm bút - rất khinh bỉ. Đó là thói trước sau bất nhất, xu thời, cơ hội và thói gian lận dối trá, vu khống, xuyên tạc... gọi cho sang là không trung thực. Cái “tôi thấy mình có cả hai” của Phạm Xuân Nguyên là ở đây chăng? Vậy có thơ rằng:
Viện Văn có một Phạm Xuân
Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình
Hỏi cho ra hết sự tình
Rõ là cây bút phê bình đảo điên
Bắt chim giăng lưới đã khen
Bóng đè ôm ấp Nhã Thuyên mặn tình
Khen thơ Mở Miệng hôi rình
Lại khoe bản lĩnh thông minh
vốn giòng
Người ta xanh vỏ đỏ lòng
Đây thì bạc phếch cả trong lẫn ngoài
Thoắt bên Đông lại bên Đoài
Hoạt đầu, cũng có tí tài hoạt ngôn
Cướp đầu làng hét cuối thôn
Bụng bồ cơ hội miệng ồn mõ tre...

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives