SỐ 285 RA NGÀY THỨ NĂM 26/12/2013  

Posted by Unknown


Thơ:
Văn học nước ngoài:
Truyện ngắn:
Người tốt – việc tốt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Mõ Làng Văn:
Ký:
Thầy thuốc văn nghệ:
Góc nhỏ Sài Gòn:
Gánh hàng trưa – Châu Thanh.


KÍNH MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC VÀ ỦNG HỘ TB VN TP. HCM SỐ TÂN NIÊN 286 PHÁT HÀNH VÀO THỨ NĂM 02/01/2014. XIN CẢM ƠN!                

CÁC SỐ TBVN ĐÃ PHÁT HÀNH:
285 | 284 | 283 | 282 | 281 | 280 | 279 | 278 | 277 | 276 | 275 | 274 | 273 | 272 | 271 | 270 | 269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 | 257 | 256 | 255 | 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238 |

EPAPER CÁC SỐ TBVN ĐÃ POST:
285 | 284 | 283 | 282 | 281 | 280 | 279 | 278 | 277 | 276 | 275 | 274 | 273 | 272 | 271 | 270 | 269 | 268 | 267 | 266 | 265 | 264 | 263 | 262 | 261 | 260 | 259 | 258 |257 | 256 | 255 | 254 | 253 | 252 | 251 | 250 | 249 | 248 | 247 | 246 | 245 | 244 | 243 | 242 | 241 | 240 | 239 | 238 |


Kính mời quý cộng tác viên tiếp tục gửi bài cộng tác, quý độc giả đón đọc và cổ động cho


Tuần báo được phát hành rộng rãi vào ngày thứ Năm hàng tuần trên toàn quốc. Giá 8.800 đ/ tờ.
Quý v có thể liên hệ đặt mua báo tại bưu điện và các sạp báo trên toàn quốc 
hoặc tại Phòng Hành chính TBVN
Tòa soạn: 81 (lATrần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
 ĐT: (08) 39 321 554Fax: (08) 39 321 556
(Tiếp nhận bài viết, nhận xét, góp ý xây dựng) 
Cơ sở 1: 45 Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định, quận 1, Tp. HCM
ĐT: (08) 38200258 - 38200259
.................................................................................................................................................................
Ban Quản trị Blog TBVN Tp. HCM

Nhớ nhà văn Vũ Ngọc Phan  

Posted by Unknown

BÙI QUANG TÚ
Nhà văn VŨ NGỌC PHAN

Hà Nội ngày nay nhấp nhô những khu chung cư cũ và mới nhưng dãy nhà G2 khu tập thể Trung Tự có một nét đặc biệt. Chẳng biết bên nhà đất cố ý hay vô tình mà bố trí đến năm nhà văn, nhà thơ ở cùng một dãy nhà ấy. Tầng 2 là gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan, tầng 3 là gia đình nhà thơ Hoàng Minh Châu, tầng 4 là gia đình nhà văn Bùi Hiển và gia đình nhà văn, nhà báo Phan Quang, tầng 5 là gia đình nhà thơ Phạm Tiến Duật. Thành thử gọi cái dãy nhà G2 là Chi hội nhà văn cũng được. Dãy nhà G2 là một chung cư cũ có từ năm 1981, năm gia đình nhà văn nhà thơ tề tựu ở đấy nay chỉ còn nhà thơ Hoàng Minh Châu lẻ loi đi về, nhà văn Vũ Ngọc Phan, nhà văn Bùi Hiển, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã trở thành người thiên cổ. Nhà văn, nhà báo Phan Quang thì chuyển đi nơi khác. Nhà văn Vũ Ngọc Phan là người ra đi sớm nhất, năm 1987. Tôi sống ở miền Nam thỉnh thoảng về thăm gia đình (ba tôi là nhà văn Bùi Hiển) có dịp gặp gỡ và có chút ít hiểu biết về nhà văn Vũ Ngọc Phan đáng kính.
Vũ Ngọc Phan (1902- 1987) là một nhà văn có những đóng góp đáng quý cho văn học nước nhà. Sinh ra tại Hà Nội, đỗ tú tài thời Tây ông không lựa chọn con đường làm viên chức cho Pháp như một cái bóng mờ của lịch sử mà đi vào con đường viết văn, viết báo - một nghề tự do đầy bấp bênh, xui rủi. Lý do chọn nghề của ông thì như ông đã viết trong lời kết luận bộ sách “Nhà văn hiện đại”: “Văn chương tuy không bổ ích trực tiếp cho người đời như cơm gạo, nhưng nó chính là đồ ăn về đường tinh thần của một dân tộc văn minh, nó chính là hồn của một dân tộc biết suy nghĩ, biết nhận xét và luôn luôn có hy vọng chen vai thích cánh với những dân tộc hùng cường trên thế giới. Một dân tộc không biết trọng văn chương của mình chỉ có thể là một dân tộc man di hay sắp diệt vong”. Hành trình văn chương của Vũ Ngọc Phan là tìm hiểu những giá trị văn hóa dân tộc thông qua văn chương, từ đó nâng cao sức mạnh tinh thần dân tộc. Đó là con đường đi của một con người có chí hướng, muốn tạo dựng cho mình một sự nghiệp, đóng góp cho cuộc đời.   
Sự nghiệp văn học với hơn 60 năm cầm bút của Vũ Ngọc Phan rất phong phú. Ông viết báo, viết hồi ký, tiểu luận, dịch thuật, biên soạn, nghiên cứu, phê bình nhưng nổi trội hơn cả là hai bộ sách: “Nhà văn hiện đại” “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”. Viết hai bộ sách này Vũ Ngọc Phan đã giữ vai trò là người mở đường qua khu rừng hoang. Với sự hiểu nhiều, biết rộng, chịu khó tìm tòi và lắng nghe, tác phong làm việc khoa học, cẩn thận và chu đáo Vũ Ngọc Phan đã khẳng định sự đóng góp to lớn cho văn học nước nhà. Ở bộ sách “Nhà văn hiện đại” gồm 1.500 trang ông đã thẩm định 79 tác giả (là nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật) trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, trong sự giao thoa giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây. Công trình này xứng đáng là một bộ văn học sử. Điều đáng nói là bộ sách ấy đáng lẽ ra phải là công trình của một tập thể, nhưng người thực hiện chỉ có một Vũ Ngọc Phan (dù ông có vợ và bạn bè trợ giúp). Lúc ấy (ông viết từ tháng 12-1938 đến tháng 1-1940) Vũ Ngọc Phan mới 36-38 tuổi. Điều có thể nói thêm là sức khỏe của Vũ Ngọc Phan chưa bao giờ tốt. Ông có dáng người mảnh khảnh. Chả thế mà hồi ông đi dạm hỏi cô Lê Hằng Phương - một cô gái xinh đẹp ở phố Hàng Đào, sau này là nhà thơ Hằng Phương, do ông gầy và trắng trẻo như thư sinh nên có người dèm pha rằng: “lấy anh ho lao ấy làm gì”. Khi viết “Nhà văn hiện đại”, ông luôn bị bệnh đau dạ dày hành hạ, mẹ ông luôn ốm đau, nhà nghèo, con đông. Tất cả gánh nặng trút lên đôi vai gầy của Vũ Ngọc Phan. Thế mà ông đã vượt qua tất cả để hoàn thành bộ sách. Một sức làm việc đáng kính nể. Vũ Ngọc Phan bắt đầu tập trung biên soạn cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1956, sau đó được tái bản có bổ sung đến 8 lần với số lượng 17 vạn bản. Ở công trình đồ sộ này Vũ Ngọc Phan đã sưu tầm, biên soạn một cách công phu, khoa học. Về nghiên cứu ông đã đi sâu vào phân biệt thể loại, khẳng định vai trò của thơ ca dân gian trong đời sống nhân dân, nêu lên ảnh hưởng qua lại giữa thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại. Đó là những nghiên cứu mang tính phát hiện mặc dù trước ông đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài nói trên.
Bác Phan vừa là hàng xóm vừa là bạn vong niên với ba tôi dù hai cụ cách nhau đến 17 tuổi (bác Phan sinh năm 1902, ba tôi sinh năm 1919). Hai cụ cùng đi họp, cùng lĩnh lương hưu, cùng đàm đạo về văn chương. Ba tôi còn lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp về ông. Ông là một nhà văn có tác phong làm việc cẩn thận, chu đáo, khoa học. Khi biên soạn bộ sách “Nhà văn hiện đại” ông viết thư cho ba tôi:
“Hà Nội, 21 september 1941
Kính anh Bùi Hiển
Tôi đã nhận được quyển “Nằm vạ” của anh. Cám ơn anh lắm. Vì quyển sách đến nơi vừa dịp tôi đang viết một quyển phê bình về các nhà văn hiện đại. “Nằm vạ” sẽ là một quyển trong những quyển tôi phê bình. Xin có lời chúc anh an khang và viết được nhiều truyện hay.
Nay kính
Vũ Ngọc Phan”
Ông còn là một nhà báo nhạy bén và hết sức chu đáo. Ba tôi kể lại: “Tôi còn giữ được mấy bức thư ông viết cho tôi năm 1941 từ Hà Nội vào Vinh. Giấy thư chạy khung xanh lá cây, mang tiêu đề Hà Nội tân văn màu nâu đỏ, phía trước là nét chữ ông rất khỏe và thoáng, có thể hình dung ông có phong cách người làm báo, hơn nữa, của người chủ bút, giải quyết nhanh gọn mọi việc… Tháng nào tôi có truyện đăng báo là cuối tháng ông gửi ngay măng-đa nhuận bút cho tôi. Khi tôi có bài đăng đầu tiên ở Hà Nội tân văn, ông liền gửi báo hàng tuần cho tôi liên tục. Tháng 7-1941, thư ông báo tin buồn: Vì tình hình tài chính, vì việc tổ chức rất vụng, nên Hà Nội tân văn chỉ ra một số nữa rồi đình bản, để đợi một ngày khác - không biết là ngày nào? sẽ ra. Số cuối cùng ấy, chỉ nay mai anh sẽ nhận được. Tôi còn giữ của anh hai truyện ngắn. Đây tôi gửi vào và mong khi nào Hà Nội tân văn lại ra, anh sẽ lại giúp cho…” (Những năm 40 không quên - Bùi Hiển).
Vũ Ngọc Phan là người Hà Nội. Ba tôi nhớ lại: “Vợ chồng tôi nói chuyện với nhau thường khen ông đúng là người Hà Nội: nhã nhặn, lịch sự, nói năng nhẹ nhàng, trang phục bao giờ cũng gọn ghẽ chững chạc. Thường chủ nhật ông mới leo hai tầng gác ghé thăm tôi. Bất chợt thấy tôi đang làm việc, ông ý tứ không ngồi lâu. Cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của ông dù in lại nhiều lần, mỗi lần ông đều nhớ tặng tôi một cuốn”. Tuổi trẻ không quá đà, tuổi già không trái tính, Vũ Ngọc Phan minh mẫn cho đến cuối đời. Ở tuổi 84, 85 ông vẫn nghe thời sự, đọc sách báo, nắm bắt tình hình văn nghệ một cách tỉnh táo và sáng suốt.
Gia đình bác Phan luôn đầm ấm, hạnh phúc. Bác Hằng Phương từ tuổi xanh cho đến lúc bạc đầu chỉ lo việc tề gia nội trợ, lo cho chồng, cho con và dành một ít cho thơ. Đến tuổi bảy mươi bác vẫn đạp xe đạp đi chợ, có khi chất bao gạo nặng sau xe đạp chở về nhà. Bác Phan vẫn giúp vợ làm những việc trong nhà. Hai bác rất mực yêu quý, tôn trọng nhau. Thật hiếm có cặp vợ chồng nghệ sĩ nào như hai bác vượt qua bao gian nan vất vả, sống đẹp từ tuổi trẻ đến lúc nhắm mắt xuôi tay như vậy. Hai bác còn có niềm tự hào là đấng sinh thành ra những người con thành đạt, hiếu thảo, yêu văn chương nghệ thuật. Đó là phó giáo sư - họa sĩ Vũ Giáng Hương, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học - nghệ thuật Việt Nam; là giáo sư - viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Khoa học - kỹ thuật Việt Nam; là giáo sư Vũ Triệu Mân, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Nông nghiệp I… Giáo sư Hoàng là một nhà khoa học nổi tiếng nhưng rất thích làm thơ, vẽ tranh và nặn tượng. Giáo sư Mân cũng có tác phẩm tượng và tranh. Nhớ về người cha nghiêm khắc và ân cần, hết lòng yêu thương con cái, giáo sư Hoàng xúc động: “Cha mẹ chúng tôi yêu con, nhưng cha tôi có phần nghiêm khắc với các con hơn. Cha bận công việc suốt ngày, cả đêm nữa, mà vẫn chú tâm theo dõi việc học của từng đứa con. Đến khi chúng tôi đã lớn lên, trưởng thành cha mẹ cũng vẫn chú ý đến từng chi tiết, như luôn nhắc nhở tôi phải mặc áo len khi ra đường phố vào mùa đông, cài cúc áo cổ cho khỏi bị cảm lạnh, hay phải đội mũ khi trời nắng… Anh chị em chúng tôi, dù có qua bao nhiêu năm tháng, bao giờ cũng vẫn là những đứa con bé bỏng của cha mẹ” (Người cha của chúng tôi).
Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã qua đời cách đây 26 năm. Nhớ tới ông người ta nhớ tới một nhà văn trọn vẹn, viên mãn về cuộc đời, gia đình và văn chương. Đó là kết quả của một quá trình rèn luyện, phấn đấu về nhân cách và học thuật bền bỉ. Dù ông không chủ định phấn đấu thành một tấm gương nhưng ông thực sự đã trở thành một tấm gương cho những người viết văn lớp sau. 

Nhà văn Y Điêng: Mãi thao thiết một dòng Sông Hinh  

Posted by Unknown

PHAN XUÂN LUẬT
(Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên)
Nhà văn Y Điêng
  
Năm nay đã 85 tuổi, da đỏ au, nói cười rổn rảng, nhà văn Y Điêng kể chuyện văn và khoe, mỗi ngày vẫn “cày” vài trang văn.
Hồi ở Nha Trang, đôi ba lần đến gặp Y Điêng tại Hội Văn nghệ tỉnh Phú Khánh, tôi được ông tiếp chuyện rất niềm nở. Ấn tượng nhất là tiếng cười của ông, vô tư, hồn nhiên, nở bung như một thác nước. Tôi có cảm giác như đang trò chuyện cùng ông tại một nếp nhà sàn hay bên một dòng suối vắng nào đó ở Tây Nguyên. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại trong lần vào Nha Trang gặp ông cũng có cảm nhận như tôi.
Cứ tưởng đây đó nhiều, từ Đắk Lắk ra Việt Bắc, về Hà Nội, vào lại Đắk Lắk, bây giờ ở tuổi xế chiều, ông có thể đỗ lại nơi thành phố biển hiền hòa, xinh đẹp này. Không ngờ, năm 1993, về hưu, ông bỏ hết nhà cửa để về lại nơi chôn nhau cắt rốn. Hồi đó, hay tin ông về Sông Hinh, tôi lên thăm, ông bảo: “Nhớ quá, nhớ không chịu nổi, nhớ mấy chục năm rồi. Không thể không về…”.
Thì ra là vậy. Tây Nguyên, đối với nhà văn Y Điêng, là chốn vĩnh hằng. Tây Nguyên bạt ngàn rừng, Tây Nguyên lồng lộng gió, Tây Nguyên ầm ào thác đổ… cả cuộc đời ông, bố mẹ ông, tổ tiên ông đã “nhúng” vào đó rồi, không thể bứt ra được.
Y Điêng sinh năm 1928 tại buôn Thung, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Có thể nói ông là người viết văn xuôi đầu tiên của Tây Nguyên. Cả cuộc đời viết văn, Y Điêng chỉ viết về Tây Nguyên. Ông bảo, nghiệp văn chọn ông. Ông từng làm cán bộ công an trại giam tại Đắk Lắk, được đưa ra Việt Bắc học lớp chính trị - nghiệp vụ ở Trường Đào tạo thuộc Bộ Công an rồi về Hà Nội làm cảnh sát bảo vệ tại khu vực Cửa Nam. Trong thời gian đi học bổ túc văn hóa, ông có viết bài cộng tác với các báo nên năm 1958, học xong, ông được rút về làm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, ở mục Tổ quốc ta giàu và đẹp. Ở môi trường báo chí, văn chương, được sự động viên của các đồng nghiệp nhà văn đi trước như: Đoàn Giỏi, Đoàn Minh Tuấn… ông thử viết văn. Truyện ngắn đầu tay của ông là “Em chờ bộ đội Awa Hồ”. Hồi đó, Báo Thống Nhất tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài miền Nam. Ông gửi truyện ngắn này tham gia cuộc thi và giành giải ba. Cũng từ đó, ông dành nhiều thời gian hơn cho sáng tác văn chương. Đến bây giờ, nhà văn Y Điêng đã có một sự nghiệp sáng tác đáng nể, hơn chục đầu sách văn xuôi và thơ, như: “Ông già Kơ Rao”, “Hơ Giang”, “Drai Hling đi về phía sáng”, “Như cánh chim Kway”, “Chuyện trên bờ Sông Hinh”, “Sông Hinh, con sông quê hương”, “Thơ tình Y Điêng”… trong đó, với truyện vừa “Hơ Giang” và bộ tiểu thuyết 2 tập “Chuyện trên bờ Sông Hinh”, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - nghệ thuật. Đọc “Chuyện trên bờ Sông Hinh”, cứ rờ rỡ hiện ra mối tình của cô gái Hơ Linh và chàng Y Thoa. Một mối tình trong trẻo như nước Sông Hinh, đẹp như câu thơ ông viết: Hoa bay từng đàn mà nhà thơ Triệu Lam Châu cứ tấm tắc. Càng đọc Y Điêng càng thấy chiều sâu của văn hóa Tây Nguyên. Chiều sâu trong tiếng chiêng ngân, trong nếp nhà dài với những cây cột bóng loáng mồ hôi nhiều thế hệ, trong những đêm kể Khan bất tận…
Y Điêng nặng lòng với văn hóa Tây Nguyên. Ông dày công sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa, văn nghệ các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, là người dịch các trường ca: Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú, Y Ban, Y Prao… ra tiếng Kinh và xuất bản tập Truyện cổ Ê-đê”.
Ở tuổi 85, nhà văn Y Điêng đang viết hồi ký. Mỗi ngày túc tắc vài trang, vậy mà cũng đã hơn 700 trang... Trong bản thảo cuốn hồi ký, có chi tiết ông rất tâm đắc, ấy là kỷ niệm lần tháp tùng cụ Y Bi Aleo, Phó chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra miền Bắc trước khi vào Tây Ninh dự Đại hội thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ba tháng băng rừng, trèo đèo, lội suối, đến thượng tuần tháng 6-1969, hai bác cháu ra đến Hà Nội và được gặp Bác Hồ. Hồi làm công an và làm báo ở Hà Nội, ông đã được thấy Bác mấy lần, nhưng đây là lần đầu tiên ông được gần Bác nên ông cố giữ bàn tay của Bác thật lâu. Ông nhớ nhất là sau khi hỏi thăm sức khỏe của cụ Y Bi Aleo, hỏi thăm cuộc đấu tranh chống Mỹ của đồng bào Tây Nguyên, Bác còn hỏi đồng bào có nuôi được nhiều gà không, gà có lớn nhanh không? Cụ Y Bi Aleo hiểu ngay ý Bác, vì trong lần gặp Bác năm 1961, Bác đã nói chuyện với cụ về nuôi gà - tức chuyện đào tạo cán bộ tại chỗ. Cụ trả lời: “Thưa Bác, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nuôi nhiều “gà”, “gà” tốt, lớn nhanh… Hiện nay không những chúng tôi có “gà” tại chỗ mà còn có cả con cháu ngoài Bắc vào. Đoàn kết tốt, chiến đấu tốt”. Bác Hồ dặn đi dặn lại cụ Y Bi Aleo là: “Cụ già rồi, ở ngoài này tốt hơn, xong đại hội rồi, cụ phải ra ngoài này ngay”. Cụ Y Bi Aleo rất cảm động về tấm lòng của Bác đối với cụ và đồng bào Tây Nguyên. Riêng ông, sau lần gặp đó, ông cứ nghĩ hoài về hình ảnh Bác Hồ và dòng Sông Hinh quê ông. Tình cảm của Bác trong ngần và dạt dào như nước Sông Hinh vậy.
Nhà văn Y Điêng biết tiếng Pháp, Lào và nhiều tiếng dân tộc thiểu số như Ba Na, Gia Rai, Tày… Ông nói: Biết nhiều thứ tiếng để hiểu tiếng Ê-đê, yêu tiếng Ê-đê mình hơn. Ông đắm đuối với tiếng Ê-đê, không chỉ viết truyện bằng song ngữ Ê-đê - Việt, mà còn: “Muốn cái tiếng Ê-đê của mình vang xa”. Với kinh nghiệm của một người từng làm báo ở Đài Phát thanh quốc gia, ông là người đề xuất sáng kiến mở chương trình truyền thanh tiếng Ê-đê trên Đài Truyền thanh huyện Sông Hinh, đào tạo phát thanh viên, dịch chương trình từ tiếng Kinh sang tiếng Ê-đê cho đài. Ông cũng là người đào tạo phát thanh viên và biên dịch viên cho chương trình phát thanh tiếng Ê-đê của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên.
Nhà văn Y Điêng còn là thầy giáo của nhiều lớp học tiếng Ê-đê từ huyện đến tỉnh, trong đó có Công an Phú Yên. Nhờ biết tiếng Ê-đê mà cán bộ, chiến sĩ Công an Phú Yên có điều kiện gần dân, nói dân tin hơn, giải quyết “điểm nóng” cũng dễ hơn.
Có một cách giải quyết điểm nóng độc đáo của nhà văn Y Điêng. Tại địa phương nọ, kẻ xấu về trà trộn, lôi kéo bà con. Chính quyền, Mặt trận tìm mọi cách tập hợp bà con để tuyên truyền, vận động, nhưng đều không được nên mời ông tham gia. Nhà văn Y Điêng quấn khố, chọn một bãi đất rộng, ngồi xuống và cất tiếng hát Khan. Giọng ông trầm bổng, du dương, len vào từng nhà, từng tai mọi người. Ông hát rằng: Năm mới, xuân mới, chúc nhau sức khoẻ/ Chúc tất cả mọi chuyện đều mới mẻ/ Này con xanh, con đen, con trắng, tất cả hãy xuống với chúng tôi... Không ai bảo ai, mọi người trong buôn lục tục kéo đến vây quanh, say sưa nghe ông hát Khan. Hơn một tiếng đồng hồ, nhìn ánh mắt của mọi người đã “no” Khan, ông mới nhẹ nhàng cùng cán bộ giải thích, vận động, bà con ai cũng nghe ra.
Nhà văn Y Điêng bảo, không hiểu Tây Nguyên thì không thể nói chuyện đầu tư cho Tây Nguyên. Điều ông đau lòng là dòng Sông Hinh trong xanh ngày nào, giờ nhiều khi vào mùa khô như dòng sông chết. Phá rừng, thủy điện, chất thải công nghiệp… đang bức tử dòng sông quê ông. Ông nói với tôi: “Cũng may mình hoàn thành được bộ tiểu thuyết “Chuyện trên bờ Sông Hinh” và tập bút ký “Sông Hinh, con sông quê hương” để mai này dòng Sông Hinh nhỡ ra có biến mất thì con cháu còn hình dung được về con sông thiêng này. Mình cũng đã hoàn thành tập truyện “Kể chuyện cọp Sông Hinh”, để con cháu biết thế nào là câu “Cọp núi Lá, cá Sông Hinh”…Ông chỉ tay về phía rặng núi: “Núi Lá của tuổi thơ mình đó. Một cái cây to cũng không còn, nói chi là cọp!”. Ông buồn, lặng đi, mắt hoe đỏ. 

Những đứa trẻ trong đêm  

Posted by Unknown

ANH THƯ
(Phòng Văn nghệ - Đài TNVN, Hà Nội)

Nhiều năm đã trôi qua nhưng kí ức của tôi về đêm Noel năm ấy vẫn vẹn nguyên. Trong dòng kí ức không có tiếng chuông nhà thơ rền rĩ, không có lời hát thánh ca sang trọng. Dòng kí ức chảy trong mưa phùn và giá lạnh, loang loáng nhịp chân đổ về phía nhà thờ lớn. Nhịp chân vội vã bước qua những đứa trẻ nằm tơ hơ giữa lối đi ven hồ Gươm mờ ảo, thơ mộng.
Những đứa trẻ chỉ mới vài tháng tuổi, quấn mình tạm bợ trong tấm vải bẩn thỉu. Chúng chưa biết đi chưa biết nói, chưa biết phản kháng và chẳng biết cười. Chúng chỉ biết khóc oe oe trong đêm lạnh, khi trời về khuya đầy sương, đầy gió, và mưa phùn, giá rét. Người vô tình lãnh đạm bước qua. Người thương xót bỏ vào chiếc mũ đặt cạnh đứa trẻ vài đồng bạc lẻ.
Trái tim 18 tuổi của tôi quặn đau. Nỗi đau bất lực. Những đứa trẻ sao lại bị bỏ rơi thế này? Ai quấn chúng trong tấm vải bẩn thỉu, nhẫn tâm bày chúng ra giữa lối đi thế này, trong mưa đêm lạnh buốt?
Hơn cả bị bỏ rơi. Đó là những đứa trẻ bị đánh cắp, bị lợi dụng, bị làm nhục, bị biến thành nô lệ, thành phương tiện kiếm tiền của một số kẻ lưu manh nào đó.
Độc ác. Một kiểu kiếm tiềm độc ác.
Đêm Noel, hồ Hoàn Kiếm rực sáng, bao ngả đường rực sáng. Núp đằng sau bóng tối gốc cây ven hồ là các bậc cha mẹ thật và cha mẹ giả, những con người khốn nạn, những kẻ vô nhân tính hoan hỉ quan sát từng đồng bạc lẻ trút vào chiếc mũ bẩn thỉu để cạnh đứa trẻ đang khóc ngằn ngằn vì đói, vì rét, vì sợ hãi...
Dòng người vô tình vẫn cuồn cuộn lướt qua, hướng về quầng sáng sang trọng phía nhà thờ lớn. Nơi ấy, Đức Chúa hài đồng sắp ra đời trong máng cỏ. Nơi ấy, Đức Mẹ Maria hiền từ mở rộng vòng tay đón đứa con với tình mẫu tử thiêng liêng. Đức Mẹ và Đức Chúa có biết đến những sinh linh đang đau khổ ngoài kia?
...
Nhiều năm sau, cảnh tượng ngỡ đã quên lại trở về đau nhói, trong một lần tôi nắm tay con gái nhỏ hòa vào dòng người đi chợ đêm phố cổ. Lại những đứa trẻ nằm tơ hơ trên hè phố, trong ánh đèn vàng vọt lạnh ngắt. Người đi đường không chú ý có thể giẫm vào chúng. Các bậc cha mẹ thật cha mẹ giả không thèm giấu mặt sau những gốc cây, những bức tường. Họ vô tư chường mặt giữa phố. Họ hồn nhiên vuốt phẳng tờ bạc lẻ cất đi.
Đã có một thời như thế đấy. Cái thời chưa xa đâu, khi bao kẻ thản nhiên mua bán, lợi dụng, xâm hại trẻ em, biến chúng thành phương tiện kiếm tiền phi pháp vô nhân của một số người lớn, những con-người muốn có cái ăn nhưng không muốn bỏ sức lực để lao động đàng hoàng. Họ tàn nhẫn hành hạ những đứa trẻ, phơi chúng ra ngoài sương ngoài nắng cốt để nhử lòng thương hại của người đời.
Bây giờ, trên các ngả đường hè phố Hà Nội tôi không còn thấy cái cảnh tượng vô lý và đau xót ấy. Nhưng buồn thay lại có những biến tướng uyển chuyển, nhịp nhàng.
Thỉnh thoảng ngồi uống cà phê, uống nước trà ở bất cứ vỉa hè con phố nào, không khó để bắt gặp cảnh một phụ nữ còn trẻ, dáng vẻ sạch sẽ thân thiện, bồng bế một đứa bé trên tay, còn tay kia cầm chiếc rổ nhựa đựng vài phong kẹo cao su, vài gói tăm... bình thản chìa trước mặt hết người này người khác. Người mua thì ít, kẻ lắc thì nhiều. Người mua, không phải cần vài cái kẹo cao su hay gói tăm đã ẩm mốc. Mua, đơn giản vì thương đứa bé trên tay “người mẹ” kia. Nó đang phải rong ruổi cùng “mẹ” suốt cả ngày, bất kể mưa hay nắng, nóng bức hay giá rét. Cô bạn thân đã từng nhắc tôi, rằng đừng lãng phí cho những người đó. Không phải cô tiếc vài nghìn bạc. Đơn giản vì theo như cô phân tích, hành động của tôi là dung dưỡng cho thói quen ích kỉ, sự tàn nhẫn và lười nhác của những người có thể gọi là “mẹ” của đứa trẻ ấy. Nếu họ cần một việc làm, cần một thu nhập ổn định để nuôi con mình thì dù ở quê nông nhàn, họ vẫn có thể tìm được một việc phù hợp như trông trẻ, chăm nom người già người ốm hay giúp việc nhà - những công việc mà người thành phố đang có nhu cầu rất nhiều và giá công chẳng hề rẻ, chứ không phải cầu bơ cầu bất, tha lê “con” khắp mọi nẻo như mèo tha chuột, nhận từng đồng bạc lẻ trong sự thương hại và khinh miệt của người đời.
Có lẽ cô bạn đúng. Đúng là tôi đang dung dưỡng cho những thói quen ích kỉ tệ hại. Đúng là tôi đã đặt chút tình thương hại không đúng chỗ, không đúng cách. Nhưng sao tôi đau đến thế khi nhìn ánh mắt đứa trẻ ngây thơ và mệt mỏi. Chúng còn quá nhỏ để hiểu về thân phận mình. Và nếu hiểu được, chắc chúng sẽ không còn sức để mà lớn lên. Chúng sẽ cứ như vậy, cằn cỗi đi vào cõi tịch diệt. Chẳng biết ngày chúng có được ăn một bữa no. Chẳng biết tối chúng có một chỗ ấm để nằm. Và khi ốm sốt, chúng có phải rong ruổi cùng “mẹ” trên những con phố những ngả đường dài đằng đẵng, chúng có bị một cái tát sưng mông khi ngày hôm ấy “mẹ” chúng không “bán” nổi vài phong kẹo cao su, không đủ tiền mua suất cơm bụi vỉa hè...
Những đứa trẻ tội nghiệp! Sao tôi chỉ có lòng thương vay mà không đủ can đảm để làm một điều gì khác? Các em đâu cần sự thương hại rẻ tiền ấy. Các em cần một nơi chốn bình yên!
Trái tim tôi nhỏ hẹp. Lòng tôi đầy ích kỉ. Lời thương vay có ích gì? 

Truyện ngắn: Rú Chuông  

Posted by Unknown

PHÙNG PHƯƠNG QUÝ
(Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Tây Ninh)

Bãi xe Trường Sơn - Tranh VŨ GIÁNG HƯƠNG
Miệng gọi chúc chúc, tay ông Quang vung nắm ngô vàng lấp lánh xuống sân. Đàn gà vàng, đen, đỏ, tía như đám cờ sặc sỡ chạy túa đến, tranh mổ lia lịa. Trong lều, một làn khói mỏng manh len qua mái tranh, uốn lượn bay lên. Vậy là cậu Khùng dậy rồi, nó đang nhóm lửa nấu nước. Đó! Bắt đầu ăn thuốc lào. Chiếc điếu cày lúc đầu còn rụt rè kêu hai tiếng một. Lách tách! Lách tách! Lách tách. Sau tiếng xì mạnh, sái thuốc văng khỏi nõ điếu, bắt đầu là chuỗi dài rít lên roen roét, thích thú. Bây giờ là lúc nó đờ người ra lơ mơ, hai tay bắt chuồn chuồn, đầu dựa vào chiếc cột gỗ bạch đàn, thở cả miệng lẫn mũi. Ông Quang cười lụm cụm, nụ cười giãn cả khuôn mặt đầy nếp nhăn màu đồng hun. Ông thương cậu Khùng hơn cả ruột thịt. Trời Phật chiều ông, suốt đời tưởng cô đơn không vợ con, năm 80 tuổi bỗng có cậu Khùng tìm đến làm bạn.
Thanh niên xung phong
Tranh VŨ GIÁNG HƯƠNG
Hôm ấy đang hè, trời nắng. Mụ Phan nhà dưới Cồn Miếu tất tưởi dẫn theo một người đàn ông rách rưới, vai nhẹ tênh chiếc ba lô lính bạc phếch, đến nhà ông Quang. “Bọ Quang ơi bọ Quang! Có người hỏi bọ nì!”. Đang nằm khểnh dưới hai gốc thông hóng chút gió, ông Quang ngồi dậy chớp chớp đôi mắt mờ. “Ai rứa?”. “Tui không biết! Hắn cứ hỏi Rú Chuông. Người Bắc bọ nờ!”. Lạ rứa hè! Hỏi chi không hỏi, cứ hỏi Rú Chuông? Người đàn ông, mồ hôi nhễ nhại, ném chiếc ba lô xuống tấm vạt tre. “Đây là Rú Chuông phải không ông?”. “Ờ! Ờ! Mà chú hỏi ai?”. “Con hỏi Rú Chuông!”. Ông Quang lắc đầu, quay sang hỏi mụ Phan: “Có giống cha thằng Bắc không?”. Mụ Phan cũng lắc đầu. Năm nay 56 tuổi, mụ Phan không lấy chồng. Sinh thằng Bắc năm 23 tuổi, khi o Phan đang là dân quân xã. Cấp trên kiểm điểm tội “chửa hoang”, o khai đó là con anh bộ đội tên Thịnh, người miền Bắc. Cuối năm “bảy hai”, đơn vị đi B có trú lại nhà cô một đêm. Mối tình choáng váng làm cả hai người không còn giữ gìn được nữa. Anh Thịnh hứa xong chiến dịch sẽ quay ra cưới Phan. Tới khi thằng Bắc 3 tuổi, vẫn không thấy cha nó tìm về. O Phan thấy đoàn bộ đội, thương binh nào ra Bắc, đi qua làng là bám theo đến hết tỉnh lộ 2, hỏi từng người một xem họ có biết anh Thịnh ra chưa? “Thịnh Vĩnh Phú”, cái tên ấy ai biết được trong hàng trăm ngàn người lính ra trận. “Hy sinh rồi!”; “Bị thương ra Bắc rồi!”; thậm chí: “Nó chiêu hồi theo địch rồi em ơi!”. O Phan và bây giờ là mụ Phan không tin những gì mình nghe được. Mụ nhất định rằng Thịnh sẽ quay lại tìm hai mẹ con. Đến bây giờ, cứ có đàn ông lạ tìm đến làng là mụ Phan nhào ra đầu tiên, nhìn chăm chăm vào mặt mũi, đầu tóc người ta mà xoi mói, tìm kiếm.
Mụ Phan dặn ông Quang cho người đàn ông ăn cơm với. Hắn đi đường xa chắc đói hung rồi. Còn người đàn ông, sau khi quẳng chiếc ba lô thì chạy vụt vô rú, luồn lách qua những hàng thông và bạch đàn, miệng gọi to: “Vũ ơi! Hạ ơi! Tiềm ơi! Chúng mày ở đâu?”. Ông Quang chép miệng, nói với mụ Phan: “Tội nghiệp! Chắc hắn khùng! Cùng tuổi cùng lứa với mi chứ chi. Ngày xưa chắc đi bộ đội, có qua đây”. Một lúc sau, người đàn ông quay lại, mặt đỏ bừng. “Ông nói thế nào chứ…Đây không phải Rú Chuông. Rú Chuông ở đâu?”. Ông Quang rót cho hắn bát nước chè tươi, nhẹ nhàng. “Đây là Rú Chuông đó em. Em đã tới Rú Chuông lần mô chưa?”. “Đơn vị con trú quân ở đó có một đêm. Đêm đó B52 ném bom nhiều lắm”. Lão Quang cười buồn. Làng này B52 hắn đánh nát bấy mấy lần, còn chi. Vợ con lão cũng bị bom chết hết rồi.
Sau này, khi đã ở lại Rú Chuông, cậu Khùng làm ông ngạc nhiên vì trí nhớ của một người thần kinh không bình thường. Cuối tháng Chạp, ông Quang làm mâm cơm cúng vợ con. Ông kể cho cậu Khùng nghe cái đêm cuối năm kinh hoàng đó, B52 vô ném bom rải thảm. Làng này chết mấy chục người. Đang nghe, chợt cậu Khùng cất tiếng khẳng định: “Tám chục người!”. “Cậu nghe ai nói rứa?”. “Con ở đó mà. Đơn vị phải giúp địa phương chôn cất cả đêm. Mờ sáng là hành quân luôn, có được ngủ nghê gì đâu”.
Cậu Khùng thường cằn nhằn, Rú Chuông trước kia toàn những cây gì to lắm, cành lá xum xuê, chứ có loe hoe như bây giờ đâu. Ông Quang gật đầu. Mấy chục năm trước, Rú Chuông rộng mênh mông, sừng sững toàn những cây huỵnh, cây táu cổ thụ. Thời kháng chiến chống Pháp, rừng Rú Chuông che giấu bộ đội chống càn. Một bên Cồn Miếu, một bên Cồn Tranh, cùng với Rú Chuông tạo thành cụm cao điểm chiến lược làm quân địch luôn bị bất ngờ. Thời chống Mỹ cứu nước, Rú Chuông là nơi xe tải, bộ binh ta từ Bắc vào Nam trú ẩn, tránh máy bay địch, cũng là trạm giao liên quan trọng của các đơn vị từ phía Bắc vô, nghỉ ngơi một đêm rồi hành quân theo hai ngả chiến trường. Sau hòa bình, phần rừng rú bị bom đạn tàn phá xơ xác, phần bị người ta khai thác hết cây to. Rú Chuông đâu còn như ngày xưa. Mới đây, địa phương mới tổ chức trồng lại một số vạt thông, bạch đàn. Ông Quang nhận trông coi Rú Chuông, phải gắng lắm mới giữ cho cây khỏi bị chặt trộm. Cậu Khùng run run cầm chiếc điếu cày. Lách tách! Lách tách, rồi rít lên như giận dữ. “Thảo nào con tìm mãi không ra chúng nó!”. Đêm ấy, ông Quang mộng mị gần sáng mới chợp mắt. Ông nghe rõ ràng tiếng chân rậm rịch, tiếng thì thào cố nén. Cả vùng Rú Chuông rì rào, rì rào như sắp có cơn mưa. Mấy chục năm trước, đêm nào cũng vậy, cũng những âm thanh ấy. Đó là lúc các đơn vị bộ đội chuẩn bị hành quân, sau một đêm ngủ lại Rú Chuông.
Lúc trời sáng hẳn, không thấy bếp lửa cháy tí tách như mọi ngày, ông bước xuống phản ngó sang bộ vạt tre cậu Khùng nằm, thấy trống trơn. Nó đi mô sớm rứa? Ông bước ra bãi đất trống được hai người cuốc lên trồng mì. Đất lổn nhổn dưới chân, khô khốc. Những mầm non nhu nhú vừa đội đất, xanh nhợt nhạt. Hắn đi mần cỏ sớm dữ hè. “Khùng ơi! Mi ở mô? Khùng ơi! Cái thằng…lạ rứa!”. Nhìn về phía khu mộ liệt sĩ trắng vôi đằng xa, đôi mắt mờ của ông hình như thấy nhòe nhoẹt một chấm đen phủ phục. Trời ơi! Có phải cậu Khùng?! Ông chạy tấp tểnh, thở đứt quãng. Đằng ấy là khu mộ liệt sĩ vô danh. Hắn tìm ai? Cậu Khùng ngái ngủ, ngơ ngác mở mắt nhìn lão Quang, hai tay vẫn ôm một ngôi mộ. “Bọ đi tìm con à?”. “Chớ tìm ai? Răng lại ngủ ngoài ni?”. “Đêm qua, con thấy thằng Vũ với thằng Hạ, thằng Tiềm. Chúng nó rủ con về nhà chơi, còn mang lương khô 702 và thịt hộp ra liên hoan. Tối quá, con ngủ lại nhà chúng nó luôn”. Trưa đó, ông Quang mua mấy kí thanh long mang ra ngôi mộ mà cậu Khùng ôm ngủ hồi đêm, thắp hương cho tất cả 70 ngôi mộ. “Anh em linh thiêng, về chỉ lối đưa đường cho người thân tới nhận mộ mang về quê”. Ông bật khóc hù hụ. Ước chi ông có phép thần, để biết được tên tuổi những người nằm dưới kia.
Cậu Khùng bị cảm, sốt hầm hập. Bỏ buổi làm cỏ mì, ông Quang vô rú tìm lá nấu nồi nước xông. Mụ Phan chạy tới. Không hiểu cách răng hắn biết tin nhanh rứa. “Có mấy cái trứng gà, để tui nấu cho cậu Khùng nồi cháo giải cảm. Vườn bọ còn tía tô chớ!”. Cậu Khùng nằm li bì, tai vẫn nghe bùng nhùng tiếng hai người trao đổi. Kể cũng lạ. Cậu gắn bó với ông Quang mấy năm nay, đương nhiên được coi như người nhà. Vậy mà không ai hỏi được cậu người tỉnh nào. Hỏi quê quán, cậu chỉ nói: “Ngoài Bắc. Vào tìm mấy thằng bạn”. Có điều lạ là cậu dò dẫm đi hỏi khắp người già trong vùng, xem cây huỵnh nó như thế nào. Ở đâu có cây huỵnh con, cậu bứng về trồng trong Rú Chuông. Số cây huỵnh được trồng có đến hàng trăm rồi, đang lấn mất một phần diện tích đất trồng mì, nhưng ông Quang không nói chi, chỉ cười thích thú. Cậu Khùng thường lảm nhảm với ông. “Trồng lại rừng huỵnh như xưa, nhất định con tìm thấy ba thằng bạn”.
Mụ Phan tất tưởi chạy vô rú, tay le te chiếc nón lá rách. Ông Quang đang chăm đàn gà. Trong nhà vang lên tiếng điếu cày roen roét. “Bọ Quang! Bọ Quang! Nguy hung rồi”. “Chi rứa?”. “Ngoài xã đang họp bàn cho người ta đấu thầu Rú Chuông để trồng rừng mới”. “Họ đấu thầu thì tau cũng đấu, sợ chi hè…”. Cậu Khùng thò cổ trong lều nhìn ra, hai mắt mở to. Mụ Quang thở hí hóp. “Biết rứa! Nhưng bọ lấy tiền mô mà thầu?”. Ông Quang ngắc ngứ nhìn cậu Khùng, như muốn hỏi có đúng rứa không? Răng đấu thầu mà lại phải trả tiền. Cậu Khùng vội bước ra sân, vẻ mặt lo lắng. Lần thứ hai cậu nói như một người tỉnh táo. “Đúng đó bọ ạ. Đấu thầu là phải nộp tiền hàng năm cho địa phương. Ai bỏ thầu cao hơn thì được nhận thầu”. Chiều, cả ông Quang và cậu Khùng cùng đi bộ bảy cây số xuống Ủy ban xã. Anh Hùng, cán bộ địa chính xã niềm nở mời hai người uống nước. “Lâu ni bọ có khỏe không? Hai người trồng được nhiều mì hỉ?”. Ông Quang hỏi ngay: “Nghe nói xã sắp lấy đất Rú Chuông trồng rừng?”. Anh Hùng cười tươi rói. “Dạ! Cũng tính bữa mô vô thăm bọ, thông báo chuyện nớ. Bọ đừng lo. Tụi con sẽ cắt cho bọ miếng đất thổ cư gần đó”. Cậu Khùng đỏ mặt: “Bọ muốn trồng lại rừng huỵnh. Không muốn trồng cây khác ”. Anh Hùng không buồn nhìn tới cậu Khùng. Đồ khùng biết gì. Địa phương cho ở lại là tốt lắm rồi. Anh thân mật vỗ vai ông Quang. “Chủ trương của địa phương bọ ơi. Thông cảm cho tụi con hỉ”. Chợt anh cười, nói vui: “Hay bọ cũng tham gia đấu thầu. Biết mô vẫn được ở lại trong rú”. “Tui đăng ký!”. Ông Quang nói rứa rồi dắt tay cậu Khùng về.
Bực bội thì nói vậy, chứ tiền mô mà đấu thầu. Trong bụng ông Quang rối bời như cái đêm làng bị B52 ném bom. Dù sao cậu Khùng cũng động viên ông bằng câu nói như dao chém đá: “Đấu thầu thì đấu thầu, sợ quái gì”. Nói rồi lăn ra ngủ. Mụ Phan lập lòe đèn pin tới hỏi thăm. “Làm răng đây bọ? Rời rú ra ngoài tê, lấy gì bọ với cậu Khùng nuôi nhau?”. Ông Quang bó gối nhìn lên bầu trời le lói mấy ánh sao. “Tau cũng mạnh mồm nói rứa. Tức thì nói chớ tiền mô”. Mụ Phan ngẫm nghĩ hồi lâu rồi quả quyết. “Nếu cần. Con đón bọ với cậu Khùng về ở chung bên nớ cho vui. Thằng Bắc làm công nhân trong Đà Nẵng, cả năm mới về một lần”.
Mụ Phan ra xã nghe ngóng. Hình như tiền nộp đấu thầu cả 20 triệu. Rồi trong 20 năm, mỗi năm phải nộp 5 triệu nữa. Hay mình bán con bò cho bọ Quang vay tiền? Nhưng tiền bán bò chỉ được chừng 10 triệu, chỗ tiền thiếu tính răng? Đang buồn rầu vì chuyện tiền đấu thầu, mụ Phan hoảng hồn khi nghe ông Quang nói, cậu Khùng bỏ đi đâu mất từ hai ngày nay. Mụ Phan khóc thầm. Ai bảo là cậu nớ khùng. Khôn ngoan nên mới bỏ đi. Tại mình không nói sớm với họ là sẽ đón hai người về bên ni. “Để con đi tìm xem cậu ấy đi mô”. Mụ Phan nói với ông Quang, xăm xăm dắt chiếc xe đạp cũ ra. “Thôi mụ nờ! Chắc hắn buồn bỏ đi mô đó vài bữa lại về. Tìm kiếm chi mất công”.
Xã gửi giấy mời ông Quang tới tham dự buổi đấu thầu Rú Chuông. Mụ Phan đòi bán con bò. Ông Quang nhất định không chịu, ngồi thở dài. “Thôi mi nờ! Để mà lo mai tê cưới vợ cho thằng Bắc. Thiệt lòng, cậu Khùng bỏ đi rồi tau cũng nỏ cần chi nữa. Chỉ tiếc mấy trăm cây huỵnh nó trồng, đã cao ngang đầu rồi”. Đêm chuyển gió, trời tưởng mưa ngay mà mây dần tản đi. Mụ Phan ảo não ra về, cái bóng nghiêng ngả lối mòn.
“Bọ ơi! Còn cơm không cho con ăn với?”. Ông Quang vùng nhổm dậy. Tiếng cậu Khùng. Nó về rồi. Nó về rồi. Cậu Khùng chẳng đợi người mở cửa, xô tấm liếp che ra một bên, bước vô nhà. Ông Quang ôm chầm lấy cậu, giọng nghẹn ngào: “Con đi mô mấy bữa ni? Tưởng bỏ tau rồi chứ”. Cậu Khùng giơ hai tay đưa chiếc ba lô lính bạc phếch cho ông Quang. “Bọ cất đi! Tiền đấu thầu đấy!”. Cậu cúi xuống gầm phản tìm chiếc điếu cày. Tiếng điếu rít lên giòn giã trong căn lều trống. “Bọ đừng nhìn con như thế. Không phải tiền ăn trộm đâu mà sợ. Tiền trợ cấp thương binh từ lâu lắm con vẫn gửi người ta. Gần 50 triệu bọ ạ. Họ đấu thầu thì mình cũng đấu. Sợ gì”.


Powered by Blogger.

Archives