Kiểm dịch Trần Đình Sử (Bài 2)  

Posted by Unknown

CHU GIANG
Nhà khai sáng vĩ đại người Pháp Voltaire (1694-1778) nói câu phê bình kiểm dịch từ hồi thế kỷ XVIII mà mãi mấy trăm năm sau, ngày 17-7-2013 mới được Giáo sư Trần Đình Sử vận dụng vào Việt Nam. Phải chăng giới văn học, Việt Nam không đọc được Thibaudet (1874-1936) qua bản tiếng Trung? Chắc không phải thế. Mà do họ thấu hiểu chức năng của ngôn ngữ và cách vay mượn chữ nghĩa. Một nhà văn, nhà phê bình dù non kém “dở hơi, chập cheng” đến đâu thì nên chỉ ra cho họ thấy giúp họ khắc phục. Còn nếu lại gọi họ là lưu manh vô học, là “văn cầy cáo”, là phê bình chỉ điểm, phê bình kiểm dịch... thì nó ang ác thế nào ấy. Vả lại hàm huyết phún nhân tiên ô tự khẩu. Ai lại đi tự làm ô trược cái miệng của mình. Bởi sự vật gì thì có chữ nghĩa cho nó. Thế mới có thuật ngữ chuyên ngành. Một công nhân chăn bò hai lần được phong Anh hùng nhưng khi tuyên dương công trạng vẫn phải nói là Anh hùng lao động Hồ Giáo, công nhân nông trường Ba Vì, đội chăn nuôi bò sữa... mà không gọi là Giáo sư Tiến sĩ chăn bò - Anh hùng lao động Hồ Giáo. Một Giáo sư văn học, dù không là hạng “văn sư tử”, vẫn phải gọi là Giáo sư - Tiến sĩ Mỗ, khoa X, Đại học, Y... mà không thể gọi là Giáo sư - Tiến sĩ cầy cáo Mỗ, Đại học, X... (Xem Nhà văn Việt Nam hiện đại Mục Nguyễn Đăng Mạnh. NXB Hội Nhà văn, 2010). Cụ Voltaire có tâm trạng của Cụ khi nói câu đó. Thì biết vậy. Mình nên học, con gà vỗ cánh cho tâm hồn nó bay bổng.
Qua “kiểm dịch” mới thấy văn chất của Giáo sư có trọng bệnh. Nếu cứ theo Tam pháp bảo Sáng tạo - Trung thực - Cao thượng cùng khối lượng tác phẩm, công trình đồ sộ của Giáo sư (Trừ cuốn Một thời đại văn học, mới không được ghi vào) thì thấy thật là hoành tráng ngon lành như mo cơm nếp cái hoa vàng. Nhưng bẻ nắm cơm ra mới thấy cái lưỡi búa. Người xưa còn biết cảm ơn bà chủ nhà ... may quá, suýt nữa thì tôi nuốt phải cái búa!”. Không biết ngày nay thế nào. Nhưng phải nói Giáo sư là bậc Đại đởm, “gan nuốt búa”, “gan nói liều”. Vì chiều ngày 4-6-2013 tại Hội nghị Lý luận - Phê bình văn học, Tam Đảo, Giáo sư phát biểu rất hùng hồn: Mác viết cho thời của Mác. Lênin viết cho thời của Lênin. Còn chúng ta viết cho thời của chúng ta... Thoạt nghe tưởng thật. Ai cũng có một thời của mình. Thời nào việc ấy, mỗi thời mỗi khác. Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào... Hẳn Giáo sư phải là người thức thời lắm. Nhưng nói về chữ THỜI thì khó lắm. Thầy tôi, nhà văn dịch giả Ông Văn Tùng thường bảo: Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết tiên sinh) nói 64 quẻ của Kinh Dịch chỉ trong một chữ THỜI. (Dịch Kinh lục thập tứ quái nhất ngôn dĩ tế chi viết: THÌ). Kẻ hậu học, ngu tối này đâu dám bàn tới chữ THỜI với Giáo sư, mà chỉ biết đến đâu nói đến đấy thôi. Tại sao bây giờ chúng ta lại say sưa đọc Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Tư Mã Thiên, Hàn Phi Tử, Bồ Tùng Linh... Không phải riêng Trung Quốc, mà cả thế giới đã thành lập Hội Khổng học, quốc tế. Ngày nay chúng ta vẫn say sưa với Đỗ Phủ, Lý Bạch, say sưa Thơ Đường. Tôi biết nhà văn - dịch giả Ông Văn Tùng cùng Giáo sư Phan Văn Các đang chuyển ngữ các bộ Trung Quốc cổ thi quan chỉ, Trung Quốc cổ văn quan chỉ, Trung Quốc cổ từ quan chỉ... sang tiếng Việt. Khi nghiên cứu về Thi pháp học, người ta có dám bỏ qua Nghệ thuật thi ca của Aristốt không? Việc dịch tác phẩm của Kant, Nitsơ, Hêghen... sang tiếng Việt có phải trò thừa giấy vẽ voi không? Sao bạn đọc vẫn thích đọc Lép Tônxtôi, Đốt, Sêkhốp, Huygô, Camuy, Remac... Có nhà văn Việt Nam xem “Lục tài tử” là sách gối đầu giường của mình. Tôi không dám nói sang lĩnh vực khoa học, nhưng đã được học, lẽ nào không nói đến: Cái hằng số Pi (3,14) là viết cho thời nào. Hệ thập phân, hệ nhị phân là có từ thời nào và chỉ dùng cho thời nào? Ấy là nói bên ngoài. Còn trong nước mình, dân tộc mình, văn hóa mình thì sao? Lý Thái Tổ (Chiếu dời đô), Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm có phải chỉ viết cho thời của họ không? Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm/ Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon (Nguyễn Gia Thiều), Văn vô sơn thuỷ phi kỳ khí/ Nhân bất phong sương vị lão tài (Trần Bích San) có còn đáng suy ngẫm không? Hội Kiều học, sinh ra để làm gì nhỉ? Nếu không có những nền tảng tri thức của tiền nhân thì giáo sư học, được cái gì viết ra được cái gì cho thời của giáo sư? Rõ ràng Giáo sư đã rất nguỵ biện phản khoa học, và rất xu thời.
Lịch sử tri thức của nhân loại là cuộc hành trình liên tục của mọi người trong suốt cả không gian và thời gian, từ khi con người biết tư duy đến nay. Trong đó có những cá nhân có năng lực tư duy phi thường, họ nhìn thấy những vấn đề bản chất nhất sâu xa nhất, những qui luật cơ bản nhất của đời sống con người, trong tự nhiên và xã hội. Đó là những tư tưởng vượt thời đại. Những vấn đề họ đặt ra, cho đến nay, nhân loại vẫn chưa giải quyết được. Bình Ngô đại cáo cách nay ngót 700 năm, nhưng cho đến hôm nay, chúng ta đã thực sự trừ bạo yên dân được chưa? Nguyễn Du đã kêu lên: Trong nhà rượu thịt ôi/ Ngoài đường xương chết rét... Cảnh bất công đó ngày nay có còn không? Các báo mới đưa tin một vị “trí thức” ở Bình Dương mới đặt làm cái tủ thờ giá 750 triệu. Vị này vị nọ khoe có cái xe con đời mới hàng tỉ đồng... Cũng các báo đưa tin, một người nông dân ở Ứng Hòa, ngoại thành Hà Nội, nhà nghèo quá, phải lên thành phố sửa xe đạp kiếm tiền nuôi con ăn học,. Không có tiền thuê nhà, ông phải chui vào cái ống cống mà ở qua ngày qua đêm. Cảm phục thay, con ông biết thân biết phận, học, giỏi, đỗ thủ khoa vào Đại học, Y. Biết bao nhiêu người bị bệnh nan y, không có tiền chạy chữa, phải nhờ vào lòng hảo tâm từ thiện của cộng đồng mà hàng ngày báo chí đưa tin… Chuyện đời như thế, thiên kinh vạn quyển cũng không nói hết. Người ta bao giờ cũng viết cho thời của mình nhưng bao giờ cũng thừa kế những cái đúng cái hay của thời trước, vận dụng cho phù hợp vào thời của mình. Lênin từng nói người cộng sản phải làm giàu tri thức của mình bằng toàn bộ tri thức của nhân loại. Sao Giáo sư lại cố tình lờ đi những chuyện hiển nhiên như thế?
Vậy thì, Mác - Lênin đã lỗi thời chưa? Xin nói vắn tắt thế này: Chừng nào qui luật giá trị thặng dư còn chi phối nền sản xuất xã hội thì học, thuyết của Mác còn có giá trị. Chừng nào còn nhà nước, còn các chính phủ, thì học, thuyết của Lênin còn có giá trị. Bộ Tư bản và Tuyên ngôn cộng sản được in đẹp bìa cứng, đặt trang trọng trong thư viện của Quốc hội Hoa Kỳ. Ở I-xra-en họ rất tôn kính Mác và Enxtanh (thông tin của GS. Hà Minh Đức). Họ tự hào vì dân tộc họ đã có hai con người thiên tài như thế. Lăng Lênin vẫn được gìn giữ và Ngày chiến thắng 9/5 hàng năm vẫn được tổ chức long trọng ở nước Nga bây giờ…
Thị trường bất động sản hôm nay nói lên điều gì nếu không phải là các đại gia đua nhau lao vào miếng mồi nhà đất. Cứ tưởng thiên hạ sẽ đổ xô vào Việt Nam thuê văn phòng, khách sạn. Cứ tưởng bàn dân thiên hạ nhà nào cũng có dăm mười tỉ đồng để mua các căn hộ cao cấp... Vụ Công ty Vêđan xả trộm nước thải ra sông Thị Vải nói lên điều gì nếu không phải là các nhà tư bản không từ một thủ đoạn nào để có được lợi nhuận tối đa. Mác nói nếu có được lợi nhuận 300% thì nhà tư bản sẵn sàng tự treo cổ mình lên... quả là không sai. Có phải nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ muốn xâm lược Việt Nam muốn đưa bom đạn đến Việt Nam không? Ngày nay Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới. Cái món đó Giáo sư có dùng cho bữa trưa bữa tối được không? Học, thuyết Mác - Lênin chính là con đường để xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ bất công đưa mọi con người trên trái đất này thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi cuộc chiến tranh giữa mọi người với nhau, tiến tới một xã hội thanh bình, lao động sáng tạo là niềm vui, là nhu cầu thường nhật như xem bóng đá hay ca nhạc, mỗi bà nội trợ đều mua quyển sách kèm với thực phẩm (ngày nay dễ dàng hơn vì có Internet), vàng bạc chỉ dùng trong kỹ thuật dân dụng, tráng toilet... Nhà nước sẽ tự tiêu vong, trở thành nhiệm vụ tự quản xã hội. Đó là một học, thuyết vĩ đại, một tư tưởng vĩ đại, một lý tưởng vĩ đại có tính hiện thực vì có cơ sở khoa học,. Hành trình đó đương nhiên phải là lâu dài. Nếu học, thuyết của Thích Ca mâu ni, của Khổng Tử, hơn hai ngàn năm nay mới chỉ đến được một bộ phận dân cư thế giới (Phật giáo hiện nay khoảng 500 triệu Phật tử trên toàn thế giới) thì con đường của học, thuyết Mác - Lênin cũng không thể dễ dàng nhanh chóng được. Lênin đã nói: Những người cộng sản phải luôn ghi nhớ rằng họ phải xây dựng xã hội mới bằng chính những con người của xã hội cũ để lại. Không có con người cộng sản từ trên trời rơi xuống.
Nếu từ 1987 trở về trước, Giáo sư tin tưởng vào học, thuyết Mác - Lênin, ca ngợi những thành tựu mà nền văn học, cách mạng, theo con đường Mác - Lênin - đã đạt được, rồi đến bây giờ Giáo sư lại phủ nhận Mác - Lênin một cách nguỵ biện, không có cơ sở khoa học, nào cả, thì chẳng phải là một sự xu thời thâm hậu lắm hay sao! Chữ Hán gọi là Hoạt đầu, ý còn sâu hơn.
Lại được biết Giáo sư vừa vào vai “Người thứ 51” trong hội “Thất thập nhị...”. Liền nhớ lại chuyện xưa. Những năm sáu mươi của thế kỷ trước, bộ phim Người thứ 41 được quảng cáo sôi nổi, đến các đội chiếu bóng lưu động của tỉnh, của huyện. Đi học, về nghe loa loa loa loa, người thứ bốn mốt, hai trái tim cùng chung nhịp đập nhưng lý tưởng vẫn là hai... loa loa loa loa. Thế là chui rào vào xem - làm gì có tiền mua vé, dù chỉ năm xu.
Bạn đọc trẻ bây giờ ít biết nên xin lược qua: Một nữ chiến sĩ Hồng quân có nhiệm vụ giải “tù binh” là một sĩ quan Bạch vệ về địa điểm X. Trên đường đi gặp muôn vàn sự cố. Đói và khát. Nhưng tên “tù binh” ấy đẹp trai quá. Đôi mắt xanh thẳm. Giọng nói ngọt ngào. Rồi nàng thương nó, yêu nó, trao thân cho nó, ngất ngây hạnh phúc. Một buổi có chiếc thuyền cắm cờ trắng chạy gần bờ biển, gần chỗ họ. “Người yêu” của nàng gào thét vẫy gọi rồi lao xuống bơi theo chiếc thuyền. Nàng cũng gào thét gọi người yêu trở lại. Nhưng y không quay lại, coi như không có nàng. Nàng đã giương súng. Súng nổ. Nàng ôm mặt khóc nức nở. Hết phim.
Còn Người thứ 51 bây giờ, trái tim không rõ nhịp đập nhưng quyết kiến nghị đòi sửa điều 4 của Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng đối lập chính trị... (Xem Thư ngỏ của Đông La, VN TP.HCM, số 277 - ngày 24/10/2013).
Đó là một hành động chính trị. Thật hài hước. Vào đổi mới, các nhà tự xưng là Tiên phong đổi mới luôn to lời lớn tiếng đòi văn nghệ phải tách ra khỏi chính trị, không phụ thuộc vào chính trị, phải để cho văn nghệ sĩ được tự do “sáng tạo theo qui luật của nghệ thuật” nhưng trong hành động thực tiễn thì lại rất chính trị. Các vị muốn đổi mới theo kiểu “cốc mò cò xơi”: “Thánh Gióng ngày xưa đánh giặc xong thì bay lên trời. Bây giờ các ông đánh xong giặc lẽ ra cũng phải biến đi để người khác quản lí đất nước” (Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh. Chương V: Những bước thăng trầm...).
Gần 30 năm rồi chưa thấy những người đang quản lý đất nước ấy biến đi. Lại thấy thị trường tự do đang sôi động, các đại gia trong và ngoài nước đã và đang thò bàn tay bạch tuộc vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội - Liên Xô - Đông Âu thì sụp rồi. Ủy ban nhân quyền của một nước lắm tiền thì rất lắm tiền... Nghe nói Huy Đức được đến hai triệu đô cơ mà. Cố lên xem nào! Quốc hội trưng cầu dân ý về Dự luật sửa đổi Hiến pháp 1992... thì Người thứ 51 cùng Hội Thất thập nhị... xem là thời cơ để giương ngọn cờ chính trị. Mưu chước lắm. Nhất cử lưỡng tiện. Nếu được, nếu thắng thì đương nhiên thành “Khai chế (độ) công thần”. Nếu không thì là quyền tự do ngôn luận, quyền đưa kiến nghị. Nếu có gì thì đã có các Ủy ban nhân quyền ở bên ngoài can thiệp. Mong lắm. Mót lắm. Kể từ ngày ký vào kiến nghị đòi đối lập chính trị, đến phát biểu phủ nhận Mác - Lênin (ngày 4/6/2013). Đến các bài bảo vệ Nhã Thuyên đăng trên blog của giáo sư các ngày 16, 17 tháng 7-2013 thì chân dung chính trị, hoạt động chính trị của Giáo sư Trần Đình Sử đã quá rõ ràng. Không những mượn đổi mới văn học, để làm chính trị mà còn là hành động chính trị trực tiếp. Từ nay Giáo sư và các vị tiên phong đổi mới không phải to lời lớn tiếng đòi văn nghệ tách ra khỏi chính trị, không phải lệ thuộc, không phải phục vụ chính trị nữa nhé!
Vâng! Về lý thì Người thứ 51 có lý đấy. Gửi kiến nghị thôi mà. Nhưng ngoài thì là lý song trong là tình. Về đạo lý thì hành động chính trị của các vị có vấn đề đấy. Người xưa nói: Thiên hạ có loạn thì cố giữ lấy nước cho khỏi loạn. Nếu nước cũng loạn thì giữ lấy nhà cho khỏi loạn. Nếu nhà cũng loạn thì cố giữ thân mình cho khỏi loạn. Bây giờ đất nước có khó khăn, thân các vị đã loạn lên rồi, lại muốn đất nước cũng loạn lên nữa. Chúng tôi chỉ xin lấy ý kiến của một bạn đọc mà nói với các vị như thế này:
“... Về mặt thực tiễn, dù có đổi mới đến đâu cũng không thể phủ định một giá trị lịch sử đã được xây dựng ít nhất là vài thế hệ người Việt Nam... Những phần tử “cấp tiến” cực đoan muốn đạp đổ ngay hiện tại để tìm ra một hướng mới, nói theo văn học, là “lối thoát”. Nhưng có điều tôi cũng trăn trở nhiều đêm là dân tộc ta đã đau khổ quá nhiều vì chiến tranh... nếu lại “cấp tiến” theo kiểu này thì chưa biết chừng lại đưa dân tộc vào mồi lửa. Những cái chúng ta đang có chắc gì còn giữ được. Vì như thế thì nội chiến và họa xâm lăng sẽ ập tới. Dân ta sẽ cực khổ biết chừng nào. Thế hệ trẻ có thể chưa hình dung được, nhưng thế hệ chúng ta thì quá thấm thía điều này...” (Phó Giáo sư - Tiến sĩ Văn Tuệ Quang, Đại học, Quốc gia Hà Nội. Báo Quân đội nhân dân, số 18777 ngày 19/7/2013, trang 5).
Tôi thì thấy điều đó là chắc chắn. Từ 1975 đến nay các thế lực thù địch với Việt Nam không ngừng tìm mọi cách, mọi hình thức để chống phá. Họ rất mong có nội loạn để có cớ can thiệp. Họ không thiếu tiền bạc, phương tiện, vũ khí. Họ chỉ thiếu cớ thôi. Trong tình hình đó, Người thứ 51 lại hô hào đối lập chính trị, đa nguyên đa đảng, đòi Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, tổ chức lãnh đạo qua quá trình cách mạng lâu dài, qua hai cuộc chiến tranh gian khổ... bây giờ, không phải trung thành với Đảng nữa. Khôn thế. Lại muốn tò vò nuôi nhện... cơ đấy.
Về đạo lý, về dư luận xã hội và học, thuật về cái ý tại ngôn ngoại, ý ngoài văn bản kiến nghị thì hành động chính trị của Giáo sư Trần Đình Sử - Người thứ 51 - là cổ động cho sự đối lập, chia rẽ, hậu thuẫn cho sự tạo cớ. Là rất nguy hiểm.
Song, làm chính trị, làm nhà chính trị, làm một chính khách có lẽ còn khó hơn làm nhà văn, nhà phê bình văn học,. Ít ra phải có Cương lĩnh, có học, thuyết, có tư cách, có uy tín. Phải có tài năng về một mặt nào đó để dân chúng tin tưởng. Cả ba yếu tố này Giáo sư đều không có - như kiểm dịch ở bài trước đã nêu ra - thì nhà chính trị thứ 51 chỉ là hoạt đầu hùa theo mà thôi. Theo đóm nhưng chắc gì đã có tàn! “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” huống gì bậc sĩ phu, bậc thầy của bao thế hệ học, trò. Kẻ sĩ hết lòng vì dân vì nước, phải tìm được con đường đúng đắn mới cứu được dân được nước. Biết bao bậc hào kiệt, sĩ phu hết lòng lo cho dân cho nước, nhưng vì không tìm được con đường đúng mà thất bại. Song, họ quyết xả thân vì nước, “không thành công thì cũng thành nhân” (Nguyễn Thái Học,). Suốt đời thất bại như Phan Bội Châu
nhưng cả dân tộc đều kính trọng, biết ơn Cụ. Phát xít Nhật ra tận Côn Đảo mời Nguyễn An Ninh về cộng tác, nhưng Cụ từ chối và hy sinh ở Côn Đảo, trong khi đó thì Trần Trọng Kim hăng hái ra làm tay sai cho nước Đại Nhật Bản. Và kết quả là như thế nào! Sự may mắn cho dân tộc chúng ta là có một con người kiệt xuất, đã tìm đúng con đường, đã trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc thành công. Tiếp tục con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung thành và sáng tạo với học, thuyết Mác - Lênin, kết hợp, tổng hợp những tinh hoa của dân tộc và nhân loại từ cổ chí kim để giữ gìn, xây dựng, phát triển đất nước là con đường đúng đắn nhất.
Phủ nhận Mác - Lênin cũng tức là phủ nhận Hồ Chí Minh, Giáo sư có con đường nào, tư tưởng nào, học, thuyết nào cao hơn, khả thủ hơn. Nếu Giáo sư thuyết phục được, tôi sẵn sàng vác cờ khiêng trống đi theo Giáo sư ngay.
Giáo sư trông chờ gì ở chủ nghĩa tư bản, ở thị trường tự do. Phải thấy mở cửa thị trường, hòa nhập, toàn cầu hóa là xu thế của thời đại. Song, kinh tế thị trường là một biện pháp, một sách lược. Không phải là mục đích. Sinh thời Lênin phải đề ra chính sách kinh tế mới kia mà. Chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh... có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất, tạo ra được những công nghệ có thể nói là kỳ diệu, nâng cao đời sống con người. Nhưng bản chất của nền sản xuất đó, của quan hệ sản xuất đó, vẫn không thay đổi, chỉ kích thích bản năng loài của con người, sở hữu thật nhiều, chiếm hữu thật nhiều, hưởng thụ thật nhiều... chỉ đẩy nhanh sự tha hóa của con người. Các loài khác sinh sản có mùa. Thị trường tự do thì kích thích tình dục quanh năm suốt ngày đêm, đủ mọi cách thức hễ thứ gì được “cực khoái” thì lao vào như thiêu thân, đến thành loạn luân mê muội… Cổ lai hi rồi còn cưỡng dâm, lừa dâm, dụ dâm trẻ vị thành niên. Biết buôn bán ma túy là hàng quốc cấm, nhẹ thì bóc lịch, nặng thì dựa cột, mà có sợ đâu, chưa hết vụ này lại ra vụ khác… Giầu như công tử Bạc Liêu nhưng đâu phải là con người có văn hóa theo đúng nghĩa. Nếu Giáo sư có dịp hành phương Nam, ghé vào chùa Chánh Kiểu (chùa Salon theo tiếng Miên), ở Sóc Trăng, mà xem cái giường ngủ mùa đông, giường ngủ mùa hè và bàn ghế của công tử Bạc Liêu. Đại khái nó cũng như chuyện cái tủ thờ bảy trăm năm mươi triệu đã nói ở trên. Bảo đảm nhu cầu sống bình thường là nhiệm vụ đầu tiên cơ bản của mọi thời. Nhưng say đắm, cầu kỳ vào đó thì không còn là con người có văn hóa nữa, mà là con người tha hóa. Nhà tư bản, nhà đầu tư họ chỉ cần lợi nhuận thôi. Còn người có tiền là ai, tiền do đâu mà có họ đâu cần, tất cả đều là thượng đế mà! Công nhân người làm công ăn lương đối với họ, có đáng kể gì. Bóc được bao nhiêu thì cứ bóc. Lột được bao nhiêu thì cứ lột. Giáo sư hãy đến các bãi đào vàng, các chợ công nhân, các khu nhà ở của công nhân ở các khu công nghiệp xem quyền con người ở đấy như thế nào!
Về đề tài này, có rất nhiều điều để nói với Giáo sư, nhưng tôi phải chờ đến sau tiết Nguyên Tiêu năm tới, vì lý do phải đủ ngày đủ tháng cho một luận điểm mới. Còn bây giờ tôi lại phải mượn bạn đọc Phùng Thị Kiều Trinh ở thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn có lời với Giáo sư:
“Đừng lạm dụng danh nghĩa trí thức!
... Sự đồng tình của tác giả luận văn (Nhã Thuyên) với những tư tưởng chống chế độ đã cho ta thấy sự chống đối trong chính tư tưởng của tác giả. Trong thời buổi hội nhập và sự biến động phức tạp của kinh tế, chính trị trên thế giới hiện nay, thì những tư tưởng sai lệch có nhiều cơ hội để phát triển, không chỉ những kẻ học, vấn thấp, mà ngay cả trong giới trí thức có trình độ học, vấn cao, có người cũng lợi dụng sự hiểu biết và uy tín của mình để tuyên truyền những tư tưởng lệch lạc vào công chúng. Vì thế những tư tưởng, những việc làm có tính nguy hại này cần phải được ngăn chặn kịp thời”.
(Báo Quân đội nhân dân, số 18777 ngày 19-7-2013, trang 5)
Khi sinh viên Trường Đại học, Khoa học, xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh hỏi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rằng Chu Giang là người như thế nào thì Nguyễn Huy Thiệp nói đại ý Chu Giang là người trung nghĩa nhưng không hiểu thời thế đã thay đổi... Ý nói Chu Giang là kẻ ngu trung. Nhưng như trên đã nói, hiểu được thời thế là chuyện khó lắm. Nguyễn Huy Thiệp và Giáo sư có cách hiểu khác. Còn tôi thì hiểu qua kinh nghiệm bản thân. Kinh nghiệm đó như thế nào hẹn sau tiết Nguyên Tiêu năm tới sẽ hầu chuyện Giáo sư. Tôi nghĩ là Giáo sư và nhiều người khác chỉ hiểu Mác - Lênin trong phòng đọc sách. Khi va đầu vào thực tiễn, gặp khó khăn thì hoang mang dao động. Cũng có người muốn phục thù hồi Khởi nghĩa, hồi CCRĐ, hồi chiến tranh. Vì không hiểu thấu đáo hoặc vì hoạt đầu vụ lợi mà vẫn sĩ diện, mới nhắm mắt nói bừa rằng Mác viết cho thời của Mác... ta viết cho thời của ta. Hiểu như thế mà đứng ra làm chính trị thì vui đáo để, chẳng khác gì cái gánh Sơn Đông mãi võ. Nhảy vào đống vỏ chai để bán thuốc cam đấy. Không chỉ diễu võ đâu!
Ngu trung thì đáng thương, bất trung thì đáng căm giận. Hoạt đầu, cơ hội, vụ lợi thì đáng khinh bỉ. Kẻ sĩ có thể lầm nhưng không lạc (Quân tử ngộ nhi bất phản). Không biết ý Giáo sư thế nào? Rất mong được lĩnh ý của Tôn sư.
Chúc Giáo sư mạnh khoẻ. Hẹn gặp lại sau tiết Nguyên Tiêu năm Ngọ sắp tới.
Trân trọng. 
  

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives