Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật TP. HCM 50 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển  

Posted by Unknown

GS. Nhạc sĩ Ca Lê Thuần - 
Chủ tịch LHCHVHNT TP.HCM

Liên hiệp các Hội Văn học, - nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh - tiền thân là Hội Văn nghệ Giải phóng Đặc khu Sài Gòn - Gia Định - được thành lập vào đầu tháng 12-1963.
Sau ngày Giải phóng miền Nam, Hội tổ chức Đại hội lần thứ II và được Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định tiếp nhận vào ngày 26/8/1976 với tên gọi Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Hồ Chí Minh.
Sau Đại hội lần thứ III vào ngày 10-1-1985, Hội được đổi tên thành Hội Liên hiệp Văn học, - nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Từ Đại hội lần thứ V vào hai ngày 15 và 16-8-2001 đến nay, Hội được đổi tên là Liên hiệp các Hội Văn học, - nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay Liên hiệp Hội có hơn 5.200 hội viên sinh hoạt trong 9 Hội thành viên là: Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc, Hội Sân khấu, Hội Nghệ sĩ múa, Hội Mỹ thuật, Hội Nhiếp ảnh, Hội Điện ảnh, Hội Kiến trúc sư và Hội Văn học, - nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
Tổ chức lãnh đạo, điều hành Liên hiệp Hội nhiệm kỳ V (2010 - 2015) có Đảng đoàn gồm 4 đồng chí, Ban Chấp hành gồm 24 đồng chí, Đoàn Chủ tịch có 11 đồng chí và Đảng ủy có 9 đồng chí. Đảng bộ Liên hiệp Hội có 10 Chi bộ với 93 đảng viên.Liên hiệp Hội còn có Hội Cựu chiến binh với 33 hội viên (Ban Chấp hành 5 đồng chí), Công đoàn cơ sở với 91 công đoàn viên (Ban Chấp hành 7 đồng chí), Ban Tuyên giáo với 11 thành viên và Ban Lý luận - phê bình với 12 thành viên.
Trụ sở của Hội khi mới thành lập (trước Giải phóng) đóng tại Xóm Thuốc, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Sau 30-4-1975 Hội chuyển về 55 Mạc Đỉnh Chi Q.1, rồi đến Tòa Đại sứ Đại Hàn cũ (đường Nguyễn Du), sau cùng về số 81 Trần Quốc Thảo Q. 3 cho đến nay.
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều văn nghệ sĩ kháng chiến ở Nam bộ được điều động về Sài Gòn, cùng với một số cán bộ tập kết ra Bắc trở về được đưa vào hoạt động nội thành. Các lực lượng này phối hợp với nhiều văn nghệ sĩ tại chỗ, nhiều tổ chức tiến bộ do Đảng lãnh đạo (như nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, Hội nghệ sĩ ái hữu tương tế Nam Việt, Nghiệp đoàn giáo giới tư thục, Hội truyền bá quốc ngữ, nghiệp đoàn công nhân sân khấu, phân bộ soạn giả…) đã tạo nên một phong trào đấu tranh chống lại chính quyền bù nhìn và văn nghệ tay sai, phản động của địch.
Đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng và tiến bộ đã sáng tác nhiều tác phẩm đề cao lòng yêu nước, chống ngoại

Ban Văn nghệ truyền bá Quốc ngữ Sài Gòn đi cứu tế
đồng bào bị đốt nhà (Trong cuộc xung đột giữa lính
 Bình Xuyên với lính Ngô Đình Diệm ở xóm Bàu Sen (Quận 5)
năm 1956 - Liên Hoa; Song; Phương Dung; Thiên Thu...
xâm, bảo vệ hòa bình, chống độc tài gia đình trị, với nhiều ngòi bút sắc bén như Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Trang Thế Hy…
Cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN được thành lập. Tiếp đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam VN và Đài phát thanh GP. Cùng lúc Đặc khu ủy ra đời, thành lập Tiểu ban Văn nghệ I4 và Ban Cán sự văn nghệ sĩ.
Sau khi tiếng súng đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm nổ ra (01/11/1963), nhiều cán bộ được phân công cấp tốc vào Sài Gòn, vận động và tổ chức đưa các đại biểu vào khu căn cứ tham dự Đại hội thành lập Hội Văn nghệ Giải phóng Đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Rất nhiều người muốn đi, nhưng tình hình an ninh khó khăn nên chỉ có 25 đại biểu nội thành được chọn đi, cùng với 15 đại biểu đã thoát ly vào căn cứ là 40 người.
Một ngày đầu tháng 12-1963, Đại hội Đại biểu văn nghệ sĩ Sài Gòn - Gia Định đã được tổ chức tại Ấp 1, xã An Thành, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chính thức thành lập Hội Văn nghệ Giải phóng Đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Đến dự có Trung tướng Trần Nam Trung, thay mặt Mặt trận DTGPMNVN; đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Đặc khu ủy; đồng chí Trần Hữu Trang, Chủ tịch Hội Văn nghệ GP MNVN; Thiếu tướng Trần Hải Phụng, thay mặt Mặt trận DTGP Khu SG-GĐ; đồng chí Phạm Dân, Trưởng ban Tuyên huấn I4; đồng chí Phạm Chánh Trực, đại diện cánh văn nghệ Thành đoàn; cùng các đồng chí trong Tiểu ban Văn nghệ I4 và Ban Cán sự văn nghệ sĩ I4. Đại hội bầu Ban Chấp hành 25 người, do đồng chí Trương Bỉnh Tòng làm Chủ tịch, đồng chí Viễn Phương làm Tổng Thư ký.
GS. Nhạc sĩ Ca Lê Thuần -
Chủ tịch LHCHVHNT TP.HCM

Năm 1964, Đảng ủy văn hóa I4 được thành lập, đã phát động văn nghệ sĩ đấu tranh chống văn hóa lai căng, độc hại. Trong bối cảnh đó, bên cạnh nhiều tổ chức có từ trước, nay thành lập thêm Hội văn nghệ Phật tử, Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Đoàn văn nghệ sinh viên - học, sinh Sài Gòn, Liên hiệp giáo chức, Hội bảo vệ nhân phẩm phụ nữ, Hội bảo vệ thanh thiếu nhi… phát huy vai trò vận động quần chúng đấu tranh chống Mỹ và văn hóa nô dịch. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức chung tập họp lực lượng này. Ngày 07/8/1966, tại Tòa Đô chính Sài Gòn, hàng ngàn văn nghệ sĩ nổi tiếng đã tổ chức Đại hội thành lập Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc miền Nam VN, cử nhà văn lão thành Á Nam Trần Tuấn Khải làm Chủ tịch danh dự, GS Lê Văn Giáp làm Chủ tịch, với một Ban Thư ký gồm đại diện các bộ môn quan trọng như: Vũ Hạnh, Thái Bạch, Lưu Nghi, Hà Kiều (văn học,); Nam Sơn, Ngọc Trai, Thu An (sân khấu); Lê Dân (điện ảnh); Ký Ninh (ký giả). Buổi bế mạc Đại hội có phần trình diễn văn nghệ với ca múa “Tiếng trống hào hùng” (của Tùng Linh) và vở thi ca vũ nhạc “Chim soi gương” (của Trương Bỉnh Tòng).
Tiếp sau đó, Hội đoàn các bộ môn văn nghệ liên tiếp ra đời, là thành viên của lực lượng như:
- Hội Liên hiệp Văn học, - nghệ thuật;
- Hội Nghệ sĩ sân khấu miền Nam VN;
- Một số tờ báo như Tin văn, Sân khấu, nội san Ngưởi Việt, Bảo vệ văn hóa dân tộc, và Nhà xuất bản Nguyễn Đình Chiểu do ta lãnh đạo lần lượt xuất hiện công khai trên văn đàn thành phố.

Từ đây, phong trào đấu tranh của văn nghệ sĩ thành phố bước vào thời kỳ mới, công khai, sôi nổi chống 

lại chính quyền tay sai và văn hóa nô dịch.
Trước hoạt động sôi nổi của phong trào, địch vô cùng hoảng sợ, tiến hành một chiến dịch bắt bớ, giam cầm trên diện rộng. Nhiều tổ chức bí mật và công khai bị đánh phá nên phong trào tạm thời lắng xuống. Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức bị tù đày, tra tấn nhưng vẫn giữ vững khí tiết người cách mạng. Ngay sau đó, Đảng chủ trương hình thành một số tổ chức: Ban vận động phong trào văn nghệ sĩ Sài Gòn - Gia Định, Ban cán sự nội thành, và một tổ chức công khai mới là Hội đoàn văn nghệ sĩ Phật tử chuyên nghiệp thuộc hệ thống chùa Ấn Quang. Các tổ chức này đã tập hợp nhiều văn nghệ sĩ tiếp tục đấu tranh trên mặt trận văn học, - nghệ thuật.
Nhà thơ Lê Anh Xuân và nhà văn Anh Đức –
Ảnh của Sedrov ( Báo Sự thật Liên Xô)
Năm 1974, nhiều anh chị em được địch trao trả trở về tiếp tục hoạt động, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Gia Định trong công cuộc Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngay từ sáng ngày 30/4/1975, nhiều đồng chí trong Hội Văn nghệ Giải phóng đã có mặt để tiếp xúc, vận động anh chị em văn nghệ sĩ tham gia công tác trong những ngày đầu giải phóng, tham gia diễu hành sáng ngày 01/5/1975 và cuộc míttinh chào mừng chiến thắng tại Dinh Độc Lập.
Sau đó, Hội tiến hành nhiều hoạt động cấp thiết:
- Tổ chức cho hàng ngàn văn nghệ sĩ tại chỗ đăng ký trình diện, tuyên truyền về chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc, về tình hình nhiệm vụ cách mạng.
- Mở lớp nghiên cứu cho văn nghệ sĩ về lập trường, quan điểm văn học, - nghệ thuật cách mạng kéo dài 3 tuần trong tháng 6/1975.
- Phát động phong trào cứu trợ nghệ sĩ sân khấu gặp khó khăn do các đoàn hát tan rã sau chiến tranh. Hỗ trợ 9 đoàn nghệ thuật từ miền Bắc vào biểu diễn tại phía Nam.
- Từ tháng 6/1975, Hội đã lập nhóm hát Đời cô Lựu, sau chuyển thành đoàn Cải lương tập thể Sài Gòn 1, tập trung các tài danh: Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Thu An, Thanh Nga, Thành Được…
- Ngày 15/8/1975, Hội phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin thành phố thành lập 17 đoàn hát gồm: Cải lương, cải lương tuồng cổ, hát bội, kịch nói, tạp kỹ, xiếc, ảo thuật, mô tô bay, người bay…
Từ trái sang: Nguyễn Chí Hiếu, Diệp Minh Tuyền, Chim Trắng, Bảo Định Giang, Bùi Kinh Lăng, Anh Đức, Giang Nam. Ảnh của  Cố NSND Hồng Sến chụp ở chiến khu 1970
Qua những việc khẩn trương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những ngày đầu giải phóng, công tác Hội đi dần vào ổn định. Với quá trình củng cố và phát triển mạnh mẽ về mặt tổ chức, hoạt động của Hội hòa chung khí thế của cả thành phố hết sức sôi nổi, phong phú và hiệu quả. Từ mỗi khu phố, cơ quan, trường học, đến các công trường, nông trường, đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong luôn rộn vang tiếng đàn, giọng hát yêu đời, tràn đầy sức sống. Nhiều bức tranh, vở diễn, trang văn, bài thơ thúc dục lòng người hăng say cống hiến cho sự nghiệp dựng xây đất nước. Nhiều công trình hạ tầng kiến trúc mọc lên từng ngày làm diện mạo của thành phố không ngừng thay đổi, xóa dần tàn tích chiến tranh, điểm tô thêm gương mặt mới to đẹp hơn, tươi sáng hơn.
Phạm Khắc (người thứ nhất từ bên phải), 
Phạm A,Lưu Hữu Phước (cạnh bên trái)
Giới văn nghệ sĩ từ vai trò người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật trong chiến tranh chống ngoại xâm, nay tiếp tục phát huy trên mặt trận mới, tích cực bám sát phong trào, kịp thời động viên, cổ vũ những điển hình tiên tiến, những tấm gương tiêu biểu trên mọi lĩnh vực. Đồng thời tích cực đấu tranh chống tàn dư của tư tưởng tư bản, đế quốc, phong kiến, những quan điểm phản động, lệch lạc, tha hóa, lai căng trên lĩnh vực văn học, - nghệ thuật qua diễn đàn của các cuộc hội thảo, tọa đàm, cũng như trên các phương tiện báo chí, thông tin đại chúng, trong đó có hai tờ báo trực thuộc Liên hiệp Hội là Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí Kiến thức Ngày nay.
Nhiều cuộc vận động sáng tác với các đề tài bám sát những định hướng chiến lược, những chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, những chương trình mục tiêu quốc gia như: học, tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hướng về Biển Đảo quê hương; xây dựng nông thôn mới; an toàn giao thông… đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp qua các công trình, tác phẩm có giá trị cao của các văn nghệ sĩ thành phố.
Trong từng thời điểm, căn cứ vào tình hình đời sống văn học, - nghệ thuật trên địa bàn, cùng những vấn
Lớp họa cho các học, viên miền Nam tại B11
(Phòng hội họa giải phóng) 1973 Họa sĩ Thanh Châu (trái)

đề bức xúc đặt ra cho giới văn nghệ sĩ, Liên hiệp Hội cùng với các Hội chuyên ngành đã thường xuyên tổ chức Hội thảo, tọa đàm với các chủ đề đáp ứng các yêu cầu mang tính thời sự, trong đó có hai cuộc Hội thảo khoa học, với các đề tài sau:
- Quan điểm “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” của Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
- Tính dân tộc và hiện đại trong văn học, - nghệ thuật Việt Nam.
Các bài tham luận tại Hội thảo đã được đăng báo, in thành sách và phát hành rộng rãi, tạo được ảnh hưởng tốt trong công chúng.
Hồng Chi quay phim trên Mặt trận Đồng Rùm - trong phim “Chiến thắng Tây Ninh”
Về chăm lo đời sống: Ngoài việc Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tặng quà nhân dịp Lễ Tết, thăm bệnh, viếng tang, nuôi nấng hội viên neo đơn, kể từ năm 2008, Liên hiệp Hội đã đề xuất với Thành phố chi khoản trợ cấp cho văn nghệ sĩ tiêu biểu già yếu, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn đều đặn đến nay, từ 1.500.000 đồng/người/quý (Quý 4/2008), lên 1.000.000 đồng/người/ tháng (năm 2009-2010), rồi lên 1.500.000 đồng/người/ tháng (từ năm 2011 đến nay).
Múa hoạt cảnh “Lựu đạn gỗ “ tại Đồng Rùm
Các tổ chức Đảng đoàn, Đảng ủy, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp cùng các đoàn thể Công đoàn, Hội Cựu chiến binh của Liên hiệp Hội luôn đoàn kết, gắn bó, có mối quan hệ chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động. Qua đó, đã điều hành hoạt động của 9 Hội thành viên đạt hiệu quả tốt và sự thống nhất cao.
Qua quá trình hoạt động, nhiều tổ chức và văn nghệ sĩ đã được tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng, tặng thưởng cao quý. Về Giải thưởng Hồ Chí Minh có 19 văn nghệ sĩ, tiêu biểu như: Họa sĩ Nguyễn Sáng, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, soạn giả Trần Hữu Trang, biên đạo múa Thái Ly, đạo diễn Hồng Sến, các nhà văn Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Hoàng Việt, Xuân Hồng, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp… Về danh hiệu NSND có hơn 30 văn nghệ sĩ. Đặc biệt có 3 văn nghệ sĩ do Liên hiệp Hội đề nghị đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Nhạc sĩ Hoàng Việt, nhà văn Nguyễn Thi, nhà thơ Lê Anh Xuân. Riêng Liên hiệp Hội đã được Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam trao tặng Huân chương Giải phóng hạng nhì năm 1975 cùng nhiều Cờ thi đua, Bằng, Giấy khen của Nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ra đời trong khói lửa chiến tranh, kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất của bao thế hệ văn nghệ sĩ, Hội Văn nghệ Giải phóng Đặc khu Sài Gòn - Gia Định, nay là Liên hiệp các Hội Văn học, - nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh, đã vượt qua biết bao sóng gió, giữ vững tay lái theo định hướng của Đảng, góp phần cùng nhân dân thành phố xây dựng nền văn học, - nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đoàn phóng viên quay phim trên đường chiến dịch Đông Xuân 1966-1967

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives