Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại  

Posted by Unknown

NGỌC TÂN - NGUYỂN NGHIÊM

Tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO vào lúc 15 giờ 47 phút (theo giờ Việt Nam) ngày 5-12-2013 diễn ra tại thành phố Baku (Cộng hòa Azerbaijan) đã khẳng định, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí và chính thức công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, 2013
là nghệ thuật của đàn và ca, do thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát ca sau những giờ lao động, xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm các loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm hay violon. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là người bình dân nông thôn Nam bộ, bạn bè, chòm xóm cùng nhau.
Để được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nghệ thuật Đờn ca tài tử đã đáp ứng được các tiêu chí của Tổ chức UNESCO đưa ra: trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thể hiện sự hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc; thúc đẩy việc trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu; có sự tham gia bảo vệ tích cực của các chuyên gia với sự hỗ trợ từ Nhà nước; được cộng đồng và chính quyền địa phương đề cử và cam kết gìn giữ. Từ năm 2010, các chuyên gia của Viện Âm nhạc đã tiến hành khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ về Đờn ca tài tử, dựa trên một không gian trải rộng qua 21 tỉnh thành từ cực Nam tới tỉnh Bình Thuận.
Việc Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận đã cho thấy thế giới đánh giá rất cao loại hình âm nhạc “biến hóa lòng bản” ở miền Nam Việt Nam và cũng chứng tỏ sức sống của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hóa thế giới. Hơn 100 năm trước, Đờn ca tài tử có nguồn gốc từ Nhã nhạc cung đình Huế và văn học, dân gian và Đờn ca tài tử Nam bộ đã xuất hiện trên sân khấu Paris và Marseille (Pháp). Sau khi được vinh danh và công nhận vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc bảo tồn Đờn ca tài tử khá dễ dàng bởi lượng người thực hành và lượng khán giả của loại hình này rất lớn. 

0 comments

Post a Comment

Powered by Blogger.

Archives